Các nhà sản xuất OPEC ở Trung Đông và Nga có thể nhanh chóng tăng sản lượng dầu thô thêm khoảng 1,5 triệu thùng/ngày để bù đắp cho sản lượng khai thác giảm mạnh của Venezuela cũng như khả năng sản lượng dầu của Iran suy yếu khi các biện pháp trừng phạt của Mỹ được thực hiện, một quan chức cấp cao của IEA cho biết ngày hôm qua.
Keisuke Sadamori, giám đốc IEA về thị trường năng lượng và an ninh, cho biết tại một sự kiện ở Tokyo: “Việc tăng sản lượng nhanh chóng có thể được dự kiến là chủ yếu đến từ các nước thành viên OPEC ở Trung Đông”.
“Những nước này, đã có ý định cắt giảm sản xuất, có khả năng tăng khoảng 1,2 triệu thùng/ngày trong một thời gian tương đối ngắn”, ông cho hay và nói thêm Nga có thể tăng sản lượng khoảng 300.000 thùng/ngày.
OPEC sẽ họp ngày 22 tháng 6 tại Vienna để quyết định tương lai của thỏa thuận sản xuất với 10 nước không thuộc OPEC, do Nga dẫn đầu.
Khi được hỏi về dự báo của mình cho cuộc họp OPEC, ông Sadamori nói: “Theo các điều kiện thị trường hiện tại, một hành động nhất định là cần được thực hiện để ổn định thị trường [dầu].”
Rủi ro Iran, Venezuela
Hiện IEA dự báo sản lượng dầu của Venezuela có thể giảm xuống còn 800.000 thùng/ngày hoặc thậm chí thấp hơn trong năm tới, từ 1,36 triệu thùng/ngày trong tháng 5 và sau đà suy thoái 1 triệu thùng/ngày trong 2 năm qua.
Sadamori cho biết cơ quan này cũng dự đoám sẽ nhìn thấy một “tác động tiêu cực” đối với việc sản xuất dầu của Iran từ quyết định phục hồi các lệnh trừng phạt của Mỹ hồi tháng 5.
Sadamori nói, “[Các biện pháp trừng phạt của Mỹ] sẽ căn cứ vào các điều khoản tương tự trong Đạo luật Ủy nhiệm Quốc phòng DNAA cho các biện pháp trừng phạt 2012-2015”, vẫn chưa rõ các biện pháp trừng phạt của Mỹ sẽ được thực hiện như thế nào.
Những người mua dầu quốc tế của Iran có thời gian đến ngày 4 tháng 11 để chấm dứt các hợp đồng trước khi Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt lên các lĩnh vực dầu mỏ, năng lượng, vận chuyển và bảo hiểm. Mỹ cũng cho biết họ cũng sẽ xem xét cho phép các nước tiếp tục nhập khẩu dầu thô Iran, miễn là họ chứng tỏ họ đang giảm đáng kể khối lượng đó 180 ngày một lần.
“Chúng tôi đang rất chú ý đến các điều kiện thị trường đặc biệt là những ngày này,” Sadamori nói. “Nhưng chúng tôi không trong giai đoạn để thảo luận về việc tung [dầu] tồn kho tại thời điểm OPEC cắt giảm sản xuất của họ”.
Giá dầu tổ thương các nền kinh tế mới nổi châu Á
Khi được hỏi liệu IEA có nhìn thấy mức giá dầu hiện tại đang ở mức cao hay không, sau một tweet của Tổng thống Donald Trump hôm thứ tư nói rằng giá quá cao, Sadamori cho biết tác động từ việc tăng giá dầu gần đây sẽ được cảm nhận nhiều hơn ở các nền kinh tế mới nổi ở châu Á .
“Một loạt các quốc gia khác nhau bao gồm Ấn Độ và Indonesia đã cắt giảm hoặc tạm ngừng trợ cấp nhiên liệu”, Sadamori nói. “Nói cách khác, chúng tôi đang nhìn thấy tình hình, nơi mà giá dầu thô tăng nhanh chóng được phản ánh dễ dàng hơn ở giá bán lẻ của các nước nhập khẩu châu Á”.
“Theo nghĩa đó, xu hướng tăng giá hiện tại là vô cùng khó khăn đối với các nhà nhập khẩu châu Á cũng như các nền kinh tế mới nổi”, ông nói.
IEA cho biết trong báo cáo thị trường dầu mỏ hôm thứ Tư đã dự báo sự tăng trưởng mạnh trong nhu cầu dầu ở Trung Quốc và Ấn Độ trong quý 2, dự báo nhu cầu dầu của Trung Quốc sẽ tăng 270.000 thùng/ngày trong quý 3, giảm từ 460.000 thùng/ngày trong quý 1.
Đối với Ấn Độ, tăng trưởng hàng năm sẽ là 265.000 thùng/ngày trong quý 2, so với 360.000 thùng/ngày trong 1.
“Giá đã tăng lên, và chúng tôi dự đoán tác động sẽ nhìn thấy trong nửa cuối năm nay,” Sadamori nói.
Nguồn: xangdau.net
Trả lời