2018 có thể là năm nhìn thấy hiệp ước OPEC sụp đổ

Sự mở rộng của OPEC giữ thị trường dầu mỏ tiếp tục cân bằng ở một số thời điểm trong năm tới, nhưng nếu nhóm quá thắt chặt sản xuất, các thành viên OPEC có thể bắt đầu không trung thực, có khả năng dẫn tới việc chấm dứt thỏa thuận này.

Chắc chắn rằng có rất nhiều sự không ổn định về tốc độ giảm của hàng tồn kho. IEA dự đoán tồn kho sẽ tăng trở lại trong nửa đầu năm 2018, một triển vọng đe dọa sự suy giảmcủa giá cả. Trong kịch bản này, OPEC sẽ phải vật lộn để cân bằng thị trường, và có thể bị buộc phải gia hạn cắt giảm thêm một lần nữa. Trên thực tế, có một số nhà phân tích cho rằng rủi ro giảm là mối đe doạ lớn hơn nhiều so với xu hướng tăng và thị trường dầu mỏ sẽ đối mặt giá thấp hơn.

Nhưng hãy nhìn vào trường hợp tích cực hiện nay.

Thặng dư hàng tồn kho đã giảm đáng kể trong năm nay, giảm xuống chỉ còn hơn 100 triệu thùng so với mức trung bình năm năm tính đến tháng 10, giảm hơn 2/3 kể từ đầu năm 2017. Điều đó che giấu sự thật là mức giảm tồn kho thực tế chỉ đạt tốc độ tăng trưởng cao trong nửa cuối của năm nay, một sự sụt giảm nhanh chóng cùng với sự tăng giá mạnh.

Trong khi đó, sự tuân thủ của OPEC đã đạt điểm cao nhất trong tháng 11, điều này sẽ tiếp tục gây áp lực lên tồn kho trong vài tháng tới. Và mặc dù IEA dự đoán ​​tồn kho tăng đang dập tắt sự hưng phấn trong thị trường dầu mỏ, các nhà phân tích khác đang đánh giá thập một kịch bản như vậy. Goldman Sachs lập luận rằng hàng tồn kho tăng trong quý I năm 2018 sẽ ít hơn nhiều so với mức tăng thông thường trong thời điểm đó trong năm, với tồn kho tiếp tục giảm trong quý hai.

Những sự cố gián đoạn bất ngờ có thể làm thắt chặt thị trường hơn dự đoán, với Venezuela là một điểm nóng đặc biệt của sự bất ổn định trong nguồn cung.

Goldman Sachs cho biết thị trường dầu mỏ sẽ “tái cân bằng” vào giữa năm 2018, trước khi bổ sung thêm dự đoán hấp dẫn này: “dẫn đến sự thoát khỏi dần dần ra khỏi hiệp ước cắt giảm và sản lượng OPEC và Nga tăng lên trong nữa cuối năm 2018.”

Nói cách khác, OPEC sẽ hoàn thành sứ mệnh của mình – hoặc ít nhất sẽ gần như vậy – vào khoảng thời gian nhóm họp tại Vienna vào tháng Sáu. Sau đó, với việc giá dầu tăng lên và thặng dư hàng tồn kho được loại bỏ, lý do để cắt giảm sản lượng của OPEC sẽ mất tính cấp bách của nó, và các thành viên sẽ bị ảnh hưởng của cám dỗ gian lận.

Thật vậy, ngay cả trước khi đến lúc đó, giá dầu cao hơn “sẽ là một lời mời gọi không trung thực,” theo Ole Hansen, chiến lược gia hàng hóa tại Saxo Bank. “Điều đó có thể dẫn đến sự sụp đổ của thỏa thuận.”

Nga là một trong những dấu hỏi lớn hơn. Các quan chức Nga đã lên tiếng hoài nghi trước sự kiện gia hạn gần đây nhất và cũng bày tỏ sự háo hức rời khỏi thoả thuận ngay khi thặng dư thị trường bị loại bỏ.

Có một vài lý do thúc đẩy sự gian lận sẽ tăng lên cùng với giá dầu. Thứ nhất, giá cao hơn sẽ chứng tỏ sức hấp dẫn của nó, bởi vì mỗi thùng tăng thêm sẽ mang lại doanh thu nhiều hơn. Thứ hai, tại một số thời điểm vào năm 2018, khi lượng hàng tồn kho giảm và giá cả tăng cao, các thành viên của OPEC sẽ biết rằng việc hết hạn thỏa thuận sẽ không còn xa nữa, vậy tại sao lại không bắt đầu trở lại mức sản xuất cao hơn?

Thứ ba, các thành viên OPEC biết rằng giá dầu cao hơn là mối nguy hiểm thực sự đối với thị phần của họ bởi vì nó có thể gây ra phản ứng tích cực từ các công ty đá phiến của Mỹ. “Liệu chúng tôi có muốn [giá cả] tiếp tục đi lên mãi hay không? Không thực sự mong như vậy” ông Emmanuel Ibe Kachikwu, Bộ trưởng Năng lượng Nigeria nói với The Wall Street Journal, đề cập đến những lo ngại về việc dấy lên quá nhiều đầu tư và khai thác đá phiến ở Mỹ.

Các quan chức khác của OPEC bày tỏ lo ngại khi Brent tăng lên 65 USD/thùng vào đầu tháng này, theo WSJ. Một quan chức cho WSJ biết rằng “bạn đang tự thu hút các rắc rối” với dầu lên mức  65 USD. Ở mức giá đó, OPEC lo ngại, đá phiến của Mỹ sẽ bổ sung một làn sóng nguồn cung mới. “Nếu giá cả hấp dẫn đối với các nhà sản xuất khác, chúng tôi sẽ quay trở lại con số không,” viên chức này nói.

Vấn đề đối với OPEC chính là một hành động cân bằng khôn khéo, và không rõ rằng một mức giá như thế nào sẽ đáp ứng được nhu cầu của các thành viên OPEC đồng thời cũng đủ thấp để ngăn chặn đầu tư đá phiến sét mới.

Trên thực tế, IEA và OPEC nhận thấy nguồn cung khổng lồ tăng lên từ đá phiến của Mỹ giống như vậy. IEA dự đoán Mỹ sẽ bổ sung thêm 870.000 thùng/ngày nguồn cung mới trong năm 2018, trong khi OPEC ước tính tăng trưởng đá phiến của Mỹ ở mức trên 1 triệu thùng/ngày. Kết quả tốt nhất cho OPEC có thể là sự tiếp tục mức giá ổn định cho phép tồn kho giảm và tăng lượng cung đá phiến ở Mỹ, nhưng không quá nhiều.

Tuy nhiên, ngay cả trong kịch bản đó, đó là một sự hy sinh đối với OPEC vì kết quả cuối cùng sẽ là một thị phần nhỏ hơn cho nhóm các nhà sản xuất dầu này.

Nguồn: xangdau.net

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Tăng thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu: Không phải chỉ chi cho bảo vệ môi trường!

   Chiều 10.4, tại cuộc họp báo quý I.2017, đại diện Bộ Tài chính cho biết, dự kiến sẽ nâng khung thuế bảo vệ môi trường (BVMT) với xăng dầu lên mức từ 3.000-8.000 đồng/lít. Giải th

S

Các nhà phân tích tại S

Nóng bỏng giá và phí

Nếu thả nổi giá xăng RON 95 có thể khiến mặt hàng này tăng giá, tạo rào cản cho kinh tế – xã hội
Tại hội thảo “Diễn biến thị trường giá cả ở Việt Nam năm 2017 và dự báo 2018” do..

Giá xăng dầu hôm nay ngày 31/3: Tăng giảm trái chiều, giá xăng tại Việt Nam sẽ được điều chỉnh sớm

Sự thay đổi thuế bảo vệ môi trường sẽ tác động lên giá xăng dầu tại Việt Nam kể từ 1/4.
Giá dầu WTI của Mỹ giảm 0,14% lên 107,67 USD/thùng vào lúc 6h16 (giờ Việt Nam) ngày 31/3. Trong khi giá dầu thô Brent giao tháng 5 tăng 0,14% lê..