5 yếu tố cần theo dõi của thị trường dầu mỏ trong năm 2018


Giá dầu sắp kết thúc một năm với mức tăng gần 15% và thị trường dầu mỏ trông có vẻ ổn định hơn so với nhiều năm trước đó. Nhưng năm 2018 sẽ có những yếu tố gì cần quan tâm?

Hầu hết các nhà phân tích đều tin rằng đó là: tồn kho giảm, sự tăng trưởng của đá phiến, giá dầu tăng dần và cuối cùng là chấm dứt thỏa thuận của OPEC. Nhưng vẫn còn rất nhiều thứ không chắc chắn.

Dưới đây là 5 vấn đề chính cần xem xét khi chúng ta bắt đầu bước vào năm 2018.

1. Tăng trưởng đá phiến của Mỹ

Chắc chắn sản lượng đá phiến Mỹ đang tiếp tục tăng, nhưng có một chút không chắc chắn về mức độ tăng trưởng. Các dự báo đã dao động trong suốt năm 2017. Vào đầu năm, các cơ quan như EIA và IEA có dự đoán rất lạc quan về sản lượng đá phiến, với EIA dự báo ​​sản lượng bình quân 10 triệu thùng mỗi ngày vào năm 2018.

Khi năm này dần trôi qua, nhiều người đã bắt đầu dấy lên rất nhiều câu hỏi về sức khoẻ của ngành công nghiệp đá phiến. Chi phí khoan bắt đầu tăng trở lại; một số công ty đá phiến gặp các vấn đề về hoạt động; hoạt động khoan thu hẹp khi giá dầu xuống dưới 50 USD/thùng, một dấu hiệu cho thấy giá hòa vốn trung bình của ngành này không thấp như nhiều người nghĩ; giàn khoan giảm; và các nhà đầu tư bắt đầu yêu cầu kiềm chế nhiều hơn và tốc độ khoan chậm hơn.

Tuy nhiên, gần đây, dữ liệu cho thấy đá phiến đã trở lại đúng hướng, căn cứ vào sản lượng tăng mạnh trong tháng Chín. Trong báo cáo tháng 12, IEA và OPEC dự báo đá phiến sẽ bổ sung thêm 870.000 thùng/ngày và 1 triệu thùng/ngày nguồn cung mới vào năm 2018. Điều đó đe dọa áp đảo tăng trưởng nhu cầu. Nhưng mức độ tăng trưởng thực tế so với những dự báo đó sẽ cần một chặng đường dài để xác định tốc độ tái cân bằng năm tới.

2. Sự tuân thủ của OPEC

Sản lượng OPEC giảm trong tháng 11 ở tháng thứ tư liên tiếp, giảm 130.000 thùng/ngày so với tháng trước đó. Mức độ tuân thủ của nhóm đạt 115 phần trăm, con số cao nhất. Khả năng tuân thủ cam kết của OPEC là một dấu hiệu tích cực cho năm 2018 rằng họ sẽ có thể duy trì tỷ lệ tuân thủ cao. Đúng là như thế, sự sụt giảm không tự nguyện ở Venezuela phần nào che dấu sự tuân thủ ít hơn 100 phần trăm từ Iraq và UAE, nhưng dù sao nguồn cung cũng giảm.

Câu hỏi lớn là tính lâu dài của việc tuân thủ cao trong suốt năm 2018. Một thị trường mà tái cân bằng quá nhanh có thể dẫn các thành viên OPEC từ bỏ cam kết của họ nếu họ bị cám dỗ bởi giá dầu cao hơn. Nga đã báo hiệu rằng họ rất lo lắng để từ bỏ thỏa thuận ngay khi tồn kho giảm về mức trung bình. Bên cạnh đó, giá giảm mạnh có thể lôi kéo các thành viên gian lận khi họ trở nên tuyệt vọng hơn về doanh thu nhiều hơn. Nhưng tất cả chỉ là suy đoán. Hiện tại, sự tuân thủ có vẻ tốt.

3. Chiến lược rút lui của OPEC

OPEC đã tái khẳng định sự ổn định của thị trường dầu với các giải pháp của mình nhằm duy trì hạn mức sản lượng, sự hợp tác mạnh mẽ, đặc biệt là giữa Ả-rập Xê-út và Nga, trấn an thị trường dầu mỏ tại cuộc họp tháng trước.

Song họ vẫn để chi tiết về một chiến lược rút lui cho lần sau, và cuộc họp tháng 6 năm 2018 sẽ mang thêm trọng trách, đặc biệt khi thặng dư tồn kho thu hẹp. Việc thoát khỏi cắt giảm sản xuất là đầy nguy hiểm; thậm chí ngụ ý rằng việc quay trở lại sản xuất hoàn toàn có thể khiến các nhà kinh doanh dầu lo ngại, đó chính là lý do tại sao các quan chức hàng đầu của OPEC lại né tránh. Nhưng đến giữa năm 2018, họ sẽ không thể tránh được vấn đề này. Có vẻ như OPEC sẽ lựa chọn cách đáp cánh, dỡ bỏ dần các hạn mức sản xuất, nhưng chúng ta sẽ phải chờ xem.

4. Hàng tồn kho

Chiến lược của OPEC phần lớn sẽ có ảnh hưởng tới tồn kho toàn cầu. Dự trữ thương mại của OECD đã giảm hơn 40 triệu thùng trong tháng 10, đưa tổng trữ lượng xuống còn 2,940 triệu thùng, mức thấp nhất trong hơn hai năm. Tồn kho hiện tại nhiều hơn khoảng 100 triệu thùng so với mức trung bình 5 năm, giảm hai phần ba so với đầu vào năm 2017. Có khả năng tình trạng thừa mứa sẽ bị xóa bỏ tại một số thời điểm trong năm 2018, là lúc mà OPEC sẽ phải chịu sức ép để từ bỏ hạn mức sản xuất của mình.

Tuy nhiên, IEA cho biết trong báo cáo thị trường dầu tháng mười hai của mình rằng họ dự bóa tồn kho sẽ bắt đầu tăng trở lại vào năm 2018, chủ yếu là do tăng trưởng mạnh đến từ đá phiến Mỹ. IEA dự đoán, nửa đầu năm sẽ chứng kiến tồn kho tăng với tốc độ 200.000 thùng/ngày. Nếu cơ quan này đúng thì việc loại bỏ tình trạng thừa mứa có thể chứng tỏ là có tính thoái thác.

5. Những gián đoạn không lường trước được

Tất cả các dự báo và dự đoán này sẽ biến mất nếu những gián đoạn nguồn cung xảy ra. Chỉ vài ngày trước, đường ống Forties đã bị nứt và đóng cửa, và công ty khai thác đường ống này đã tuyên bố tình trạng bất khả kháng đối với việc vận chuyển dầu. Đường ống công suất 450.000 thùng/ngày có thể bị đóng cửa trong nhiều tuần, dẫn đến việc ngừng hoạt động tại các mỏ dầu ở Biển Bắc. Sự cố này chính xác là loại sự kiện có thể gây ngạc nhiên cho thị trường dầu mỏ, dẫn đến giá tăng đột ngột ngay cả khi tất cả mọi chuyện dường như ổn ở những nơi khác trên thế giới.

Có rất nhiều điểm nóng tiềm ẩn có thể dẫn đến tình trạng gián đoạn trong năm 2018. Điều hiển nhiên nhất là Venezuela, nước đang phải chịu thiệt hại từ sự sụt giảm sản lượng mạnh và liên tục. Sản lượng của Venezuela giảm 41.000 thùng/ngày trong tháng 11 so với một tháng trước đó, sau khi giảm 26.000 thùng/ngày vào tháng Mười. Sản lượng hiện ở mức thấp 30 năm và đang hướng xuống. Những gián đoạn khác hoàn toàn có khả năng là những nước bất ổn như Nigeria và Libya. Mâu thuẫn giữa Hoa Kỳ và Iran sẽ là một yếu tố hoàn toàn khác, với những hệ lụy nghiêm trọng đối với thị trường dầu mỏ. Rồi thì, có những sự cố tiềm ẩn khác mà hoàn toàn không thể đoán trước được. Vết nứt trong đường ống Forties, sự cố tràn dầu từ đường ống Keystone ở Mỹ cách đây vài tuần và cháy rừng lớn ở Alberta vào năm 2016 chỉ là một vài ví dụ. Chỉ cần một sự gián đoạn lớn cũng đủ để làm lật ngược dự báo giá dầu cẩn trọng nhất.

Nguồn tin: xangdau.net

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Xăng dầu tăng giá mạnh, phá “đỉnh” lịch sử lên 26.287 đồng/lít

Giá xăng dầu chiều nay 21/2, giá xăng RON 95 tăng 961 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành, xăng E5 RON 92 tăng 965 đồng/lít…
Chiều 21/2, liên Bộ Công thương – Tài chính, tiếp tục tăng giá bán lẻ xăng dầu so với giá bán lẻ hiện hành. Đây là kỳ t..

Triển vọng giá dầu tuần 11 – 15/6: Bị phủ bóng lo ngại OPEC tăng sản lượng

Những bình luận từ các nhà sản xuất dầu mỏ trên thế giới về khả năng tăng sản lượng sẽ là vấn đề chính mà thị trường chú ý trong tuần này. 
Tổ chức Các quốc gia sản x..

Davos 2018: Ông Falih cho biết chấm dứt cắt giảm dần sẽ diễn ra dần dần và trơn tru

Bộ trưởng Năng lượng Saudi cho biết OPEC có thể thay đổi mức tồn kho mà nhóm này nhắm mục tiêu bằng sản lượng cắt giảm của nhóm
OPEC và các nước không thuộc OPEC sẽ chấm dứt việc cắt giảm ..

Giá dầu cao tạo ra một làn sóng thăm dò mới

Khi cuộc khủng hoảng năng lượng xảy ra cách đây hai năm, các công ty dầu khí Mỹ mắc nợ rất nhiều đã nhanh chóng thay đổi chiến lược của họ, áp dụng kỷ luật vốn nghiêm ngặt hơn, cắt giảm các chương trình khoan tốn kém, và cam kết sẽ chi trả nhiều tiền..