OPEC khó kiểm soát biến động giá dầu

Theo các chuyên gia, OPEC khó có thể kiểm soát biến động của giá dầu trong phiên họp hàng tháng diễn ra vào ngày mai (2/3).

Các nhà phân tích cho rằng với việc một số thành viên của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đối tác, còn gọi là OPEC , không đạt mức hạn ngạch sản lượng hàng tháng của họ, liên minh các nhà sản xuất dầu mỏ hàng đầu này sẽ không thể kiểm soát được sự biến động mạnh của giá dầu trên các thị trường quốc tế.

Tamas Varga, chuyên gia phân tích từ hãng PVM Energy, nhận xét chỉ Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), hoặc có thể là Kuwait, có khả năng sẽ tăng sản lượng trong ngắn hạn.

Tuy nhiên, Saudi Arabia đã thông báo nước này vẫn sẽ tuân thủ thỏa thuận hạn ngạch sản lượng với Nga. Đây cũng là hai thành viên chủ chốt trong OPEC .

Trong cuộc điện đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hôm 27/2, Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman khẳng định nước này quan tâm đến sự ổn định và cân bằng của thị trường dầu mỏ, đồng thời nhấn mạnh Riyadh sẽ tuân thủ cam kết của mình đối với thỏa thuận OPEC .

Trong khi đó các quốc gia còn lại không thể đẩy mạnh sản lượng do năng lực sản xuất đã tới hạn.

Với việc các nước thành viên OPEC không gia tăng sản lượng, giá dầu được dự báo vẫn sẽ giữ đà tăng trong thời gian tới.

Theo báo cáo của OPEC, trong giai đoạn từ tháng 12/2021 – 1/2022, các thành viên OPEC đã tăng sản lượng thêm 64.000 thùng/ngày. Hiện các nước OPEC đang cung cấp tổng cộng 27,98 triệu thùng dầu/ngày ra thị trường.

OPEC dự kiến sẽ nhóm họp vào ngày 2/3. OPEC được dự đoán vẫn giữ kế hoạch tăng sản lượng thêm 400.00 thùng/ngày vào tháng 4.

Trước thềm cuộc họp này, OPEC đã điều chỉnh giảm khoảng 200.000 thùng/ngày trong mức thặng dư dự đoán của thị trường dầu trong năm 2022 xuống còn 1,1 triệu thùng/ngày, cho thấy sự thắt chặt của thị trường “vàng đen”.

Giá năng lượng thế giới tiếp tục tăng

Tình hình chiến sự tại Đông Âu đã giữ mặt bằng giá năng lượng toàn cầu ở mức cao và duy trì xu thế tăng giá. Giá năng lượng đang đứng ở mức cao, gây sức ép lên nền kinh tế toàn cầu.

Giá dầu thô Brent giao tháng 5/2022 đã tăng 3,12% so với phiên hôm qua (28/2), giữ mức 100,99 USD một thùng.

Giá dầu thô giao tháng 4/2023 trong phiên giao dịch sáng nay (1/3) tại thị trường Tokyo cũng tăng 0,94%. Cùng lúc đó, giá khí đốt tự nhiên giao tháng 4/2022 cũng tăng 0,7% lên 4,43 USD/triệu BTU.

Nguồn tin: VOV

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

TT dầu TG ngày 19/4: Giá gần mức cao cuối năm 2014 do dự trữ dầu thô của Mỹ giảm

 
Giá dầu hôm nay vẫn gần mức cao nhất kể từ cuối năm 2014, đã chạm tới trong phiên trước, do dự trữ dầu thô của Mỹ sụt giảm và nước xuất khẩu hàng đầu Saudi Arabia dự kiến kiềm chế nguồn cung để hỗ..

Giá xăng dầu hôm nay 21.1.2022: Xăng trong nước chiều nay tăng, dầu thế giới lao dốc

Diễn biến giá xăng dầu trên thế giới cho thấy, tại kỳ điều chỉnh giá xăng dầu trong nước chiều nay sẽ tăng mức cao nhất 600 đồng.
Theo Bộ Công thương, giá xăng thành phẩm bình quân trên thị trường Singapore cập nhật đ..

Quỹ bình ổn giá xăng dầu tiếp tục tăng 91 tỷ đồng

Quỹ bình ổn giá xăng dầu của Petrolimex trước thời điểm tăng giá xăng dầu ngày 19/8 là 2.900 tỷ đồng, tiếp tục tăng 91 tỷ đồng so với thời điểm điều chỉnh giá trước đó vào ngày 4/8. ..

Giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu sẽ khiến ngân sách hụt thu hơn 32.500 tỷ đồng

Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết, việc thực hiện các giải pháp giảm giá xăng dầu sẽ ước giảm khoảng 32.538 tỷ đồng tổng thu ngân sách Nhà nước trong năm 2022.
Phát biểu tại buổi họp báo thường kỳ tháng 6, Thứ trưởng Bộ Tài chín..