Giá dầu tăng, nhưng vẫn còn hoài nghi về việc cắt giảm sản lượng

Dầu thô kỳ hạn đã bớt giảm trong phiên Châu Á hôm thứ Tư khi các nhà đầu tư mua được giá hời sau đợt bán tháo gần đây nhưng tâm lý vẫn còn đầy hoài nghi liệu kế hoạch cắt giảm sản lượng của OPEC và Nga có mang lại kết quả như mong đợi hay không.
Giá dầu Mỹ đã giảm hơn 10% trong tháng này và giá Brent cũng giảm gần 9%. Sự sụt giảm trong 5 phiên giao dịch vừa qua phần lớn là do sự tăng trưởng mạnh mẽ của dầu đá phiến đã lấn át những nỗ lực đang diễn ra của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ.
Nelson Wang, nhà phân tích năng lượng tại CLSA cho biết: “Giờ đây, OPEC và Nga trông có vẻ như một điều gây thất vọng bởi vì tất cả là về các nhà sản xuất Mỹ sẽ sản xuất nhanh như thế nào và là bao nhiêu”.
Ông lưu ý trừ khi OPEC đồng ý mở rộng thỏa thuận cắt giảm sản lượng thêm sáu tháng nữa khi nó hết hạn vào tháng 6, thỏa thuận này sẽ là “không hơn gì là một mánh lới quảng cáo” để đẩy giá lên trong ngắn hạn.
Sự hoài nghi đã trở nên rõ ràng hơn vào tối qua sau báo cáo mới nhất của OPEC cho thấy Saudi Arabia cho biết sản lượng tháng 2 của nước này tăng 263.000 thùng/ngày. Tuy nhiên, dựa vào các nguồn thứ cấp, vương quốc này thực sự đã cắt giảm sản lượng tháng trước. Sự khác biệt giữa hai bộ dữ liệu, cả hai đều nằm trong báo cáo dầu hàng tháng của OPEC, không phải là hiếm.
Vivek Dhar, một chiến lược gia hàng hóa tại Commonwealth Bank of Australia, cho biết: “Việc nâng sản lượng làm tăng mối lo ngại rằng thỏa thuận do OPEC đưa ra nhằm cắt giảm sản lượng dầu toàn cầu đang loạng choạng”.
Đối với một số nhà quan sát thị trường, đây có thể là thông điệp ẩn ý của Saudi Arabia đến các nhà sản xuất dầu khác rằng nước này đang mất đi sự kiên nhẫn vì họ đã cắt giảm nhiều nhất. Cho đến nay, Saudi đã được xem như là lực lượng giữ OPEC tuân thủ với thỏa thuận cắt giảm sản xuất.
Một số chỉ ra rằng sản lượng của Saudi vẫn thấp hơn mục tiêu sản xuất 10.058 triệu thùng/ngày. Các nhà đầu tư cũng bị kích động bởi sự tăng trưởng mới nhất của tồn kho toàn cầu. OPEC báo cáo rằng dự trữ thương mại của các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế tăng trong tháng 1 lên 3 tỷ thùng, cao hơn 278 triệu thùng so với mức trung bình 5 năm.
Hôm nay, các nhà đầu tư sẽ theo dõi báo cáo sản xuất và tồn kho dầu hàng tuần ở Mỹ. Nếu số liệu tăng nữa thì có thể sẽ đẩy giá xuống sâu hơn.
Cuộc họp của Cục dự trữ liên bang Mỹ cũng có thể làm tăng thêm sự không chắc chắn đối với thị trường, khi các nhà đầu tư chờ đợi một bản tuyên bố từ ngân hàng trung ương vào cuối ngày hôm nay sau cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày.
OPEC đã điều chỉnh nâng dự báo tăng trưởng sản lượng dầu của Mỹ lên 100.000 thùng/ngày. Hiện giờ OPEC tin rằng lưu lượng dầu của Mỹ sẽ tăng 340.000 thùng mỗi ngày dựa trên số lượng các giàn khoan dầu đang hoạt động đang gia tăng tại các khu vực khai thác dầu của Mỹ.

Nguồn tin: xangdau.net

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Giá xăng dầu tăng mạnh, CPI tháng 10/2021 bất ngờ giảm 0,2%

 Nguyên nhân khiến CPI tháng 10/2021 giảm là do nhu cầu tích trữ hàng tiêu dùng của người dân giảm, đồng thời nguồn cung hàng hóa được đảm bảo khiến giá lương thực, ..

Gián đoạn nguồn cung dầu của Kazakhstan sẽ kéo dài ít nhất một tháng | Hoanghungpetro.com.vn

Xuất khẩu dầu từ Kazakhstan thông qua cảng trên Biển Đen của Caspian Pipeline Consortium (CPC) phải đối mặt với sự sụt giảm ít nhất một tháng và lịch trình bốc hàng bị gián đoạn do cần sửa chữa khẩn cấp tại hai trong ba phao neo Single Point Moorings..

Tại sao Mỹ lại đưa dầu từ kho dự trữ khẩn cấp sang Trung Quốc?

Dầu xả từ kho dự trữ chiến lược (SPR) của Mỹ đã được xuất khẩu sang châu Âu và châu Á vào tháng trước, trong đó có kẻ thù địa chính trị hàng đầu của Mỹ trên trường quốc tế là Trung Quốc, ngay cả khi giá xăng và dầu diesel của Mỹ đạt mức cao kỷ lục.
..

Mỹ xem xét “loại bỏ” Nga khỏi thị trường dầu thế giới

Một vòng trừng phạt mới của Hoa Kỳ, được quy định trong Đạo luật Bảo vệ An ninh Hoa Kỳ, đe dọa gây ra sự sụp đổ hoàn toàn của ngành dầu mỏ Nga, một ngành công nghiệp trong hơn nửa thế kỷ là nguồn ..