Vì sao Việt Nam bán dầu thô giá rẻ cho Trung Quốc?

Với 1,7 triệu tấn dầu thô được Trung Quốc mua, Việt Nam mất hơn 340 tỷ đồng vì tiền chênh giá. 

Tổng cục Hải quan vừa cho biết, trong 8 tháng qua, Việt Nam xuất khẩu hơn 4,9 triệu tấn dầu thô, đạt kim ngạch 2 tỷ USD.

Trong đó xuất sang Trung Quốc là 1,7 triệu tấn (chiếm gần 35% sản lượng), kim ngạch là 680 triệu USD (chiếm 34% giá trị).

Tính trung bình giá xuất khẩu dầu thô của Việt Nam đạt 408 USD/tấn (9,3 triệu đồng), trong khi đó giá dầu thô xuất sang Trung Quốc chỉ đạt 400 USD/tấn (9,1 triệu đồng).

PVN cần khai thác trên 13,28 triệu tấn dầu thô để đảm bảo tăng trưởng 6,7%

Dựa vào con số trên, có thể thấy giá dầu thô Việt Nam xuất sang Trung Quốc rẻ hơn giá xuất khẩu trung bình 200.000 đồng/tấn. Bán 1,7 triệu tấn dầu thô sang Trung Quốc với giá rẻ, Việt Nam mất hơn 340 tỷ đồng.

Từ năm 2014 đến nay, khi giá dầu thô rớt xuống khoảng 40 USD/thùng, Trung Quốc đã tranh thủ nhập khẩu dầu thô của Việt Nam, còn trước đó khi giá dầu cao, nước này nhập rất ít.

Theo phân tích của báo Dân trí, giá dầu thô mà Trung Quốc mua từ các thị trường khác nhau đều rẻ hơn so với giá trung bình của thế giới bởi nước này có chính sách trả tiền mặt hoặc thực hiện trao đổi viện trợ kỹ thuật, hạ tầng lấy dầu thô theo chiến lược một vành đai, một con đường hay con đường tơ lụa của mình.

Trung Quốc năm 2009 đưa ra chính sách tích trữ dầu thô và đưa vào hoạt động các kho trữ dầu mỏ trữ lượng lớn ở nhiều nơi.

Dầu mỏ trong các kho dự trữ dầu của Trung Quốc đa phần được nhập khẩu từ khắp nơi trên thế giới, nhằm đảm bảo an ninh năng lượng cho nền kinh tế lớn nhất thế giới và tránh tác động xấu của khủng hoảng an ninh năng lượng toàn cầu như đã từng diễn ra có thể đe dọa nền kinh tế thâm dụng năng lượng này.

Về phía Việt Nam, một trong những giải pháp được đưa ra trong thời gian qua để đất nước đảm bảo mục tiêu tăng trưởng 6,7% của năm 2017 là tăng thêm lượng khai thác dầu thô trong nước.

Theo chỉ thị số 24 của Thủ tướng Chính phủ giao các bộ, ngành thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng các ngành, lĩnh vực nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2017, Bộ Công Thương có trách nhiệm chỉ đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) điều chỉnh kế hoạch khai thác dầu thô năm 2017, triển khai các giải pháp kỹ thuật phấn đấu mục tiêu sản lượng khai thác dầu thô trong nước đạt trên 13,28 triệu tấn trên cơ sở hiệu quả kinh tế, đảm bảo an toàn khai thác mỏ và bảo vệ môi trường.

Nguồn tin: baodatviet.vn
 

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Liên danh Nhà thầu Mipec trúng gói thầu gần 72 tỷ đồng

Liên danh nhà thầu Mipec vừa được Tổng công ty Điện lực Miền Bắc lựa chọn là nhà thầu trúng thầu Gói thầu Mua sắm xe chuyên dụng phục vụ công tác sửa chữa lưới điện đang vận hàn..

Chiến tranh sẽ khuấy động thị trường dầu chứ không phải cuộc chiến thương mại hoặc sự bùng nổ dầu thô của Mỹ

Trong thị trường dầu lửa, các tên lửa ở Trung Đông hiện đang làm tăng mạnh mọi thứ.
Fatih Birol, giám đốc Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA, cho biết căng thẳng địa chính trị  đang ảnh hưởng đến giá c..

Nga sẽ cắt dòng chảy khí đốt tự nhiên sang châu Âu?

Mặc dù sự thật là Nord Stream vào tuần trước đã nối lại hoạt động sau thời gian bảo trì 10 ngày, nhưng các nhà phân tích và các quốc gia châu Âu đang chuẩn bị cho những gián đoạn hơn nữa trong bối cảnh vẫn không chắc chắn về lượng khí đốt mà Nga sẽ v..

Giá dầu hôm nay 26/7 giảm nhẹ trước thềm cuộc họp Fed

 Giá dầu hôm nay 26/7 giảm trong bối cảnh thị trường đồng USD yếu hơn so với tuần trước khi gần như Fed sẽ tăng lãi suất thêm 75 điểm phần trăm vào cuộc họp chính sách dự kiến diễn ra trong ngày hôm nay.
Tính đến đầu giờ sáng nay (theo giờ Vi..