Giá dầu cao hơn là mối quan tâm duy nhất của OPEC


OPEC có thể đạt được mục tiêu loại bỏ dầu thừa trong tháng này. Nhưng việc thay đổi những điều kiện đã được chấp nhận để bàn bạc một vấn đề giờ đây sẽ chuyển sang một chỉ số khác để biện minh cho việc duy trì cắt giảm sản xuất để đẩy giá lên cao hơn.

Tính đến tháng 2, các kho dự trữ thương mại OECD ở mức 2,841 triệu thùng, chỉ cao hơn 30 triệu thùng so với mức trung bình 5 năm. Dữ liệu đó đến từ Báo cáo thị trường dầu tháng 4 của IEA, báo cáo này công bố số liệu tồn kho với độ trễ hai tháng. Bởi vì chúng ta chủ yếu nghiên cứu số liệu tồn kho với một độ trễ, nên tình trạng thặng dư có thể đã hết trong tháng này, IEA cho biết, mặc dù chúng ta sẽ không biết thêm một vài tuần nữa.

Thời điểm chính xác khi tồn kho đạt mức trung bình 5 năm – đây là mục tiêu OPEC đã tuyên bố như là một phần của thỏa thuận cắt giảm sản xuất – là không quan trọng. Cho dù điều đó xảy ra vào tháng 5 hay tháng 6 thì cũng không quan trọng lắm. Điều quan trọng nhất là dầu thừa hoàn toàn bị xóa bỏ, trước khi thỏa thuận OPEC sẽ hết hạn. Tồn kho sản phẩm qua tinh chế thực sự đã thấp hơn so với mức trung bình 5 năm.

Thỏa thuận này được cho là sẽ kéo dài đến cuối năm 2018, nhưng điều đó vẫn thay đổi liên tục. Các quan chức OPEC đã báo hiệu rằng họ muốn duy trì cắt giảm bất kể tồn kho đang thực sự ở mức nào ngay lúc này và có rất ít khả năng nhóm sẽ hành động vào tháng 6 để hủy bỏ dần thỏa thuận. Việc phối hợp cắt giảm thậm chí có thể được kéo dài đến năm 2019.

Nhưng trên cơ sở nào? Vì chỉ số tồn kho sẽ sớm lỗi thời, OPEC đang tranh giành cho một sự biện minh khác. Đầu năm nay, nhóm đã gợi ý một vài lựa chọn thay thế có thể. Có lẽ nhóm này có thể sử dụng mức trung bình bảy năm cho hàng tồn kho thay vì mức trung bình 5 năm. Có lẽ, điều đó sẽ yêu cầu duy trì cắt giảm hiện tại vì bảy năm qua hợp lại thành một khoảng thời gian mà tồn kho thấp hơn.

Tuy nhiên, gần đây, Bộ trưởng dầu mỏ Saudi Khalid al-Falih đã chỉ ra mức độ đầu tư thấp vào khâu thăm dò và khai thác. Ông lập luận rằng kể từ khi thị trường dầu mỏ bắt đầu suy thoái vào năm 2014, đầu tư của ngành đã bị phá vỡ và vẫn chưa phục hồi trở lại. Điều đó đang làm tăng tỷ lệ đặt cược rằng thị trường dầu phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng nguồn cung trong một vài năm, một kết luận được lặp đi lặp lại bởi IEA.

Đầu tư là “số liệu quan trọng nhất” để đánh giá các bước tiếp theo cho OPEC, al-Falih gần đây đã nói.

Tuy nhiên, điều thú vị là bộ trưởng dầu mỏ quyền lực nhất từ ​​bên trong OPEC đang dùng mức độ  đầu tư như lời biện minh cho việc duy trì cắt giảm sản xuất hiện tại được thực hiện. Al-Falih nói rằng bằng cách tăng giá dầu cao hơn, nó sẽ kích thích đầu tư nhiều hơn.

Nhưng người ta có thể đặt ra câu hỏi về động cơ đằng sau điều đó. Thứ nhất, mức độ đầu tư, như một thước đo sức khỏe thị trường dầu, là một số liệu khá chủ quan. Ở mức độ nào là chi tiêu đủ? Và khi nào chúng ta đến được mức đó?

Thứ hai, rõ ràng là OPEC không quan tâm đến việc kích thích một lượng lớn đầu tư vào nguồn cung ngoài OPEC. Xét cho cùng, OPEC đã và đang nhượng lại thị phần cho các nhà sản xuất khác trong một thời gian; nên không rõ việc châm ngòi cho mức độ khoan đá phiến cao hơn thực sự là một điều tốt trong phạm vi OPEC chịu ảnh hưởng.

Hơn nữa, một số nhà phân tích lập luận rằng sự thiếu hụt chi tiêu là phóng đại. “Trong 10 năm tới, chúng tôi dự báo rằng nguồn cung sẽ tiếp tục theo kịp với sự tăng trưởng nhu cầu,” Espen Erlingsen, một nhà phân tích tại Rystad Energy cho biết, theo Bloomberg. “Sự gia tăng trong hoạt động đá phiến ở Bắc Mỹ và khởi động các giếng dầu mới là những động lực chính cho sự tăng trưởng này.”

Vì vậy, tại sao lại nói về mức độ đầu tư? Có lẽ al-Falih đang sử dụng việc chi tiêu trong ngành dầu mỏ như một lý do để duy trì cho những cắt giảm sản xuất hiện tại được thực hiện để chỉ đơn giản là thúc đẩy giá dầu cao hơn. Saudi có một số lý do lớn để theo đuổi giá cao hơn, bất kể tồn kho hay mức độ đầu tư. Vương quốc này muốn đóng chấm dứt thâm hụt ngân sách và cũng cần thu nhập cho kế hoạch đa dạng hóa kinh tế như một phần của Tầm nhìn 2030.

Quan trọng nhất, các quan chức Saudi muốn giá cao hơn trước đợt IPO Saudi Aramco, theo dự kiến ​​là vào năm 2019. Việc thoát khỏi thỏa thuận cắt giảm OPEC sẽ gây ra nguy cơ nghiêm trọng cho giá dầu, ngay cả khi tồn kho có thực sự trở lại mức trung bình.

Như vậy, rất hữu ích cho Saudi Arabia để xoay quanh vấn đề mức độ đầu tư của ngành dầu mỏ như một biện minh cho việc duy trì việc cắt giảm sản xuất. Giá dầu sẽ tăng cao hơn khi tồn kho giảm xuống dưới mức trung bình và thị thắt chặt hơn. Đối với các thành viên OPEC khác, giá dầu cao hơn cũng làm cho họ có thêm tiền mặt, vì vậy không có hại gì trong việc cùng thực hiện. Việc hạn chế sản xuất đòi hỏi phải hy sinh, nhưng giá đã tăng vọt lên trong năm qua, đủ để bù đắp cho nỗi đau của việc hạn chế sản lượng. Có một nguy cơ trong dài hạn – đó là khuyến khích quá nhiều nguồn cung từ đối thủ là các nước ngoài OPEC. Nhưng hiện tại, OPEC đang đạt được lợi ích trong ngắn hạn.

Nguồn tin: xangdau.net

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Bộ Công Thương bác đề xuất kinh doanh lại xăng A92 của Saigon Petro

Ngày 29/3/2018, Bộ Công Thương có văn bản trả lời Công ty TNHH Dầu khí TP.HCM (Saigon Petro) liên quan đến việc đơn vị này kiến nghị bán lại xăng RON 92 do lượng xăng E5 tiêu thụ khá t..

Từ ngày 15/11, Petrolimex sẽ ngừng bán xăng RON 92

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam sẽ ngừng bán xăng RON 92 và thay vào đó là xăng E5 sớm hơn kế hoạch đề ra ít nhất là 15 ngày. Như vậy, Petrolimex sẽ chỉ kinh doanh 2 loại xăng là xăng E..

Quý 1, khai thác dầu khí vượt kế hoạch

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cho biết, trong tháng 3, tổng sản lượng khai thác quy dầu của Tập đoàn đạt 2,34 triệu tấn, vượt 4,4% kế hoạch tháng, tính chung quý I ước đạt 6,45 triệu tấn, vượt..

Bài toán xăng sinh học ở Đông Nam Á

Các chuyên gia cảnh báo cuộc chạy đua xăng sinh học có nguy cơ dẫn đến tăng giá lương thực và hủy hoại môi trường.
Nông dân thu hoạch trái cọ dầu ở Indonesia ẢNH: REUTERS
Ch