Kịch bản cho giá dầu lên và xuống

Giá dầu đang trong trạng thái chờ đợi khi chúng ta chờ kết quả cuộc họp OPEC sẽ diễn ra trong một vài ngày, và trong khi kết quả cuộc họp đó gần như sẽ hoàn toàn kiểm soát phương hướng giá dầu trong ngắn hạn, thì có một chút bất đồng giữa các nhà phân tích về bức tranh lớn hơn liên quan đến quỹ đạo của giá dầu trong tương lai.

Vì vậy, chúng ta hãy xem xét hai triển vọng khác nhau, một xu hướng giá xuống và một xu hướng giá lên.

Trường hợp giảm giá

Giá dầu đã lùi trở lại từ mức 80 USD/thùng, kết quả trực tiếp của việc thị trường hiệu chuẩn lại khả năng sản xuất OPEC cao hơn trong nửa cuối năm nay. Thật vậy, yếu tố lớn duy nhất có thể đẩy giá xuống trong tương lai sẽ là sự gia tăng đáng kể trong nguồn cung OPEC .

Tuy nhiên, OPEC và Nga không phải là nhân tố duy nhất. Một vài yếu tố khác có thể làm kìm hãm giá dầu trong năm tới hoặc khoảng thời gian ấy.

Điều đầu tiên xuất hiện trong tâm trí chúng ta là nguồn cung đá phiến của Mỹ đang tăng vọt. Mỹ đã thêm vào khoảng 800.000 thùng/ngày kể từ đầu năm, một con số đáng kinh ngạc. Những hạn chế về cơ sở hạ tầng tại Permian là có thật, nhưng cho đến nay chúng vẫn không làm chậm đầu ra. EIA dự báo Mỹ sẽ bổ sung thêm 80.000 thùng/ngày trong tháng 6 so với một tháng 5. Trong năm 2018, Mỹ có thể đạt trung bình 10,8 triệu thùng/ngày, nhưng sẽ không dừng lại ở đó. EIA dự báo sản lượng sẽ tăng vọt thêm 1 triệu thùng/ngày lên mức trung bình 11,8 triệu thùng/ngày trong năm tới.

Điểm mấu chốt là Cơ quan Năng lượng Quốc tế dự báo nhu cầu dầu sẽ tăng thêm 1,4 triệu thùng/ngày trong năm nay, nhưng nguồn cung ngoài OPEC (chủ yếu là đá phiến Mỹ) sẽ tăng thêm 2 triệu thùng/ngày. Năm sau, câu chuyện cũng tương tự: nhu cầu tăng thêm 1,4 triệu thùng/ngày và nguồn cung ngoài OPEC sẽ tăng 1,7 triệu thùng/ngày. Những con số này cho thấy Mỹ và một số nước khác không thuộc OPEC sẽ đáp ứng được nhiều hơn cho nhu cầu toàn cầu.

Một khi anh bổ sung thêm 1 triệu thùng/ngày vào sản lượng OPEC , thì thị trường bắt đầu có vẻ được cung cấp tốt trong năm tới. “Mặc dù căng thẳng địa chính trị và rủi ro kéo dài của việc gián đoạn cung lớn vẫn là một nguy cơ khiến giá đi lên cho đến nửa cuối năm 2018, nhưng chúng tôi nghĩ rằng giá sẽ được điều chỉnh giảm vào cuối năm và vẫn bị hạn chế trong năm 2019,” JP Morgan đã viết trong một lưu ý.

Ngoài ra còn có một số rủi ro đối với nhu cầu, đặc biệt trong số đó là giá tăng gần đây (IEA đã điều chỉnh hạ con số nhu cầu của mình trong tháng 5 xuống 100.000 thùng/ngày do giá cao hơn). Khả năng suy thoái kinh tế, có thể từ các thị trường mới nổi, có thể gây sức ép lên tăng trưởng nhu cầu. Trong vài tháng qua đã chứng kiến biến động tiền tệ ở Argentina, Thổ Nhĩ Kỳ và Brazil, trong số những nơi khác. Argentina vừa mới tìm một gói cứu trợ IMF và Brazil bị tê liệt tạm thời bởi các cuộc đình công trên toàn quốc, bị thúc giục bởi giá nhiên liệu cao.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đang nâng lãi suất, việc này đang gây áp lực lên các quốc gia mượn nợ, làm cho món nợ khó khăn hơn để trả hết, nhất là khi đồng tiền của họ yếu đi so với đồng đô la. Điều này không có nghĩa là một quyết định trước khi biết những yếu tố cần thiết, nhưng suy thoái kinh tế có thể làm cắt giảm nhu cầu. Ngân hàng Mỹ Merrill Lynch cho rằng giá dầu giảm xuống còn 60 USD/thùng vào năm 2019 là có thể hiểu được bởi vì những mối đe dọa của thị trường mới nổi.

Trường hợp giá dầu cao hơn rõ ràng hơn một chút. Tồn kho toàn cầu đã trở lại mức trung bình 5 năm. OPEC đã đưa hơn 1,8 triệu thùng/ngày ra khỏi nguồn cung thị trường trong phần lớn thời gian suốt 18 tháng.

Nhưng triển vọng cho giá dầu cao hơn là do tình trạng gián đoạn sản xuất nghiêm trọng ở một số nơi, nổi bật nhất là Venezuela. Quốc gia Nam Mỹ này đã mất 350.000 thùng/ngày trong năm nay, và tốc độ sụt giảm đang gia tăng. Các hoạt động tại các nhà máy lọc dầu và cơ sở tích trữ của PDVSA ở Caribê đã bị gián đoạn bởi ConocoPhillips, và các cơ sở ở Venezuela đang trong tình trạng hư hỏng.

Các thiết bị chuyển đổi nâng cấp chất lượng dầu đang ngừng hoạt động và sản xuất –vốn đã giảm – sẽ bị cắt bớt do không có đủ kho tích trữ và trong bất cứ trường hợp nào, các cảng cũng không thể xử lý khối lượng xuất khẩu mà PDVSA đã hứa với khách hàng của mình. Điều đó có thể dẫn đến tuyên bố bất khả kháng. Cuối cùng, sản lượng của Venezuela, trung bình đạt 1,39 triệu thùng/ngày trong tháng 5, đang nhanh chóng tiến xuống ngưỡng quan trọng về mặt tâm lý là 1 triệu thùng/ngày. Ai biết liệu nó có dừng lại ở đó hay không.

Nhưng tình trạng gián đoạn cung vẫn còn ở những nơi khác. Iran có thể mất 500.000 đến 1 triệu thùng/ngày do các lệnh trừng phạt của Mỹ, mặc dù kịch bản đó có nhiều điều không chắc chắn.

Trong khi đó, Bloomberg đưa tin rằng hai trong số các cảng dầu lớn nhất của Libya đã ngừng nạp dầu trong tuần này do các cuộc đụng độ giữa các nhóm đối lập. Nhiều năm trước, sự bất ổn định và cuộc nội chiến đã làm mất rất nhiều sản lượng của Libya. Sản lượng đó đã được khôi phục khoảng 1 triệu thùng/ngày, về cơ bản tăng gấp đôi mức sản lượng so với một năm trước. Nhưng những cuộc đụng độ mới nhất là một lời nhắc nhở rằng sản lượng của Libya không thể được giả định.

Nigeria cũng đang chứng kiến xuất khẩu ít hơn vì một đường ống dẫn dầu chính đã bị đóng cửa. Reuters ước tính xuất khẩu dầu của Nigeria có thể giảm từ mức dưới 1,8 triệu thùng/ngày trong tháng 6 xuống chỉ còn 1,43 triệu thùng/ngày trong tháng 7. Tình trạng bất khả kháng cho dầu Bonny Light vẫn đang diễn ra.

OPEC có khả năng sẽ tăng sản lượng, nhưng thậm chí với sản lượng cao hơn có lẽ cũng sẽ không bù đắp được cho những gián đoạn này. Một sự gia tăng khiêm tốn từ Ả Rập Xê Út và Nga có thể bị mất tác dụng bởi những gián đoạn lớn, đặc biệt là nếu chúng xảy ra cùng một lúc.

Điều duy nhất ngăn chặn không cho giá dầu lên tới 100 USD/thùng hay cao hơn là viễn cảnh một làn sóng đá phiến của Mỹ. Thật vậy, các dự báo rất ấn tượng, nhưng chuyện gì sẽ xảy ra nếu đá phiến của Mỹ không như sự phóng đại? Ít nhất là trong năm tới hay khoảng thời gian đó, thì tình trạng tắc nghẽn đường ống ở Permian có thể làm hạn chế tăng trưởng sản xuất. Các đường ống ở Permian về cơ bản đã đầy tràn, và mức chênh lệch giảm của giá dầu thô Midland là rất lớn. Không rõ việc này sẽ diễn ra như thế nào, nhưng nếu đá phiến Mỹ có sản lượng thấp hơn thì thị trường dầu mỏ có thể thiếu hụt dầu.

Điều đó trở thành một vấn đề nghiêm trọng khi OPEC sử dụng hết công suất dự phòng của mình. Việc tăng sản lượng hiện tại có thể giữ cho thị trường được cung cấp tốt, nhưng nó phải hy sinh công suất dự trữ, công suất dự phòng có thể giảm xuống mức thấp nguy hiểm trong năm tới.

Nguồn tin: xangdau.net

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Giá xăng dầu hôm nay 21/7: Giảm 2 USD/thùng

Giá xăng dầu trong phiên cuối ngày 20/7 đã giảm mạnh nhờ chính sách của các ngân hàng trung ương trên toàn cầu nhằm kiềm chế lạm phát.
Theo Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), giá dầu giảm điều chỉnh trong phiên giao dịch hôm qua, khi thị trường..

Giá xăng dầu hôm nay 30/6: Dầu thô lại lao dốc

Thông tin về khả năng các nước G7 sẽ áp đặt giá giới hạn đối với dầu xuất khẩu của Nga cộng với đồng USD mạnh hơn đã khiến giá dầu hôm nay quay đầu giảm mạnh.
Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 30/6/2022, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantil..

Nỗi lo hàng hóa tăng giá

Nếu thuế giá trị gia tăng lên mức 12% cộng thuế môi trường với xăng lên 8.000 đồng/lít thì khả năng hàng loạt sản phẩm sẽ còn tiếp tục đội giá. 
Giá xăng, thuế và ph

Thế giới trái chiều, ẩn số giá xăng trong nước

Giá dầu thế giới lao dốc mạnh, xuống dưới 90 USD/thùng, giá xăng nhập lại có xu hướng tăng lên. Giá xăng, dầu trong nước ở kỳ điều hành tới tăng hay giảm tiếp thì vẫn phải chờ vào diễn biến giá xăng thế giới trong vài ngày tới.
Giá dầu thế giới ng..