Quan điểm cứng rắn của Mỹ đối với Iran còn phụ thuộc vào giá dầu thô

Chính phủ Hoa Kỳ đang lên kế hoạch thực hiện một đường lối cứng rắn hơn đối với Iran trong những tháng tới, tăng gấp đôi nỗ lực nhằm cắt giảm xuất khẩu dầu Iran về zero.

Brian Hook, đại diện đặc biệt của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về vấn đề Iran, đã khoe khoang hồi đầu tuần này về thành công của Mỹ trong việc hạn chế xuất khẩu dầu của Iran cho đến nay. Trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg, Hook lưu ý rằng khi chính quyền Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran hồi tháng 5 năm ngoái, Iran đang xuất khẩu 2,7 triệu thùng mỗi ngày. Nhưng bây giờ, ông nói, xuất khẩu của Iran đã giảm gần hoặc dưới 1 triệu thùng mỗi ngày.

“Thực vậy, trong sáu tháng đầu tiên, chúng tôi đã lấy đi khoảng một triệu thùng dầu. Chúng tôi đã làm điều đó mà không làm tăng giá dầu”, Hook nói với Bloomberg trong một cuộc phỏng vấn.

“Có rất nhiều thứ hơn sẽ đến. Chúng tôi sẽ tiếp tục con đường của mình để đưa về 0”, Hook nói, đề cập đến mục tiêu của chính quyền là đưa xuất khẩu dầu của Iran về 0. Tuy nhiên, khi được hỏi điều đó khi nào có thể xảy ra, Hook đã từ chối, nói với Bloomberg rằng chiến dịch về số 0 cũng cần phải được cân bằng với lợi ích kinh tế và an ninh quốc gia của Hoa Kỳ.

Khó khăn là ở chỗ đó. Việc cắt giảm xuất khẩu dầu của Iran xuống 0 luôn luôn là khó khăn bởi vì nó có thể sẽ góp phần làm tăng đáng kể giá dầu. Quả thực, Mỹ đã quyết định vào tháng 11 sẽ cấp miễn trừ trừng phạt đối với tám quốc gia nhập khẩu dầu từ Iran vì họ lo lắng về ảnh hưởng của giá dầu.

Lần này, đúng là như thế, có rất nhiều chỗ cho chính quyền Trump điều động. Thị trường dầu mỏ đã rơi vào tình trạng thừa cung trong quý IV, một diễn biến bắt nguồn từ sự gia tăng nguồn cung từ các nước OPEC với dự đoán về tình trạng gián đoạn lớn từ Iran. Sự thừa cung có thể cho phép Mỹ thực hiện một đường lối cứng rắn hơn, gây sức ép lên Iran nhiều hơn nữa.

“Chúng tôi không muốn cấp bất kỳ sự miễn trừ mới nào. Đó là chính sách của chúng tôi từ lúc đầu”, Hook nói. “Chúng tôi không muốn cấp bất kỳ sự miễn trừ nào cho chiến dịch gây áp lực kinh tế tối đa của chúng tôi”. Ông này thừa nhận rằng một nỗ lực như vậy để khắt khe hơn với các miễn trừ là phụ thuộc vào giá dầu. Mỹ đã cấp miễn trừ sáu tháng cho Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Trung Quốc, Đài Loan, Thổ Nhĩ Kỳ, Ý và Hy Lạp. Chúng sẽ hết hạn vào tháng Năm.

Bộ trưởng dầu mỏ Iran, Bijan Zanganeh, nói rằng các lệnh trừng phạt là “hoàn toàn bất hợp pháp”, tại một cuộc họp báo ở Iraq vào ngày 10 tháng 1. “Chúng tôi tin rằng chúng ta không nên tuân thủ các lệnh trừng phạt bất hợp pháp đối với Iran”.

Vấn đề đối với Mỹ là nước này vẫn chưa tìm ra cách để dung hòa hai mục tiêu song song giữa giá dầu thấp với xuất khẩu về 0 từ Iran. Câu đố tương tự mà đã làm khổ sở các quan chức Mỹ vào mùa thu năm ngoái vẫn còn đeo bám. Mặc dù hiện tại thị trường dầu mỏ được cung cấp tốt, nhưng điều đó có thể thay đổi trong những tháng tới.

Ả Rập Xê út, đã cảm thấy nổi giận một chút bởi chính quyền Trump vào tháng 11, đã giúp hình thành một đợt cắt giảm OPEC nữa vào tháng 12. Chỉ riêng một mình Ả Rập Xê út sẽ cắt giảm sản lượng khoảng 800.000 thùng/ngày so với mức tháng 10, đưa sản xuất cơ bản trở về lại mức trước khi Mỹ yêu cầu nước này tăng nguồn cung để bù đắp những mất mát từ Iran.

Nói cách khác, sự thừa cung dầu gần đây dường như khiến chính phủ Hoa Kỳ mất nhiều thời gian hơn để có một đường lối cứng rắn hơn đối với Iran, nhưng OPEC đang cắt giảm sản lượng, điều này sẽ rút ngắn bớt sự chậm trễ.

Làm cho vấn đề phức tạp hơn, chính phủ Mỹ đã phát đi những tín hiệu trái chiều về cách tiếp cận của họ tới Trung Đông. Vài tuần trước, Tổng thống Trump tuyên bố rút quân đội Mỹ khỏi Syria và đã bày tỏ mong muốn giảm bớt các cam kết của Mỹ đối với khu vực này. Tiếp theo đó là chuyến công du kiểm soát thiệt hại Trung Đông của Ngoại trưởng Mike Pompeo và cố vấn an ninh quốc gia của Trump, John Bolton.

Đối với dầu, cũng có những thông điệp trái chiều. Mong muốn cá nhân của Trump dường như là giá dầu thấp bằng mọi giá. Nhưng Bolton, cùng với Mike Pompeo và Brian Hook, tất cả đều muốn tăng áp lực lên Iran.

Điều này thay đổi như thế nào vẫn chưa được rõ, nhưng những kẻ hiếu chiến có thể cảm thấy bị hãm lại nếu thị trường dầu tiếp tục thắt chặt. Giá dầu tuy tăng hơn 20% so với mức thấp trong tháng 12, nhưng vẫn còn khá thấp. Nếu dầu vẫn ở mức giá hiện tại, thì những kẻ hiếu chiến trong chính quyền Trump có thể có chỗ để điều động.

Nhưng nếu việc cắt giảm OPEC bắt đầu rút hết dầu thừa và giá dầu tăng đều đặn trong bốn đến năm tháng tới, thì chính quyền Trump có thể quay trở lại như hồi tháng 10 – cảm thấy hơi khó điều khiển một chút về việc cắt giảm xuất khẩu dầu của Iran xuống 0 vì sợ sẽ dẫn đến giá dầu quá cao.

Nguồn tin: xangdau.net

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Nguồn cung thiếu hụt đẩy giá dầu đi lên

Phiên giao dịch mở cửa ngày 3/7, tại thị trường London (Anh), giá dầu đi lên sau Tập đoàn dầu quốc gia Libya (NOC) thông báo tình trạng bất khả kháng tại một số cảng xuất khẩu dầu mỏ. 
..

Giá dầu phục hồi có thể là con dao 2 lưỡi

Sự phục hồi gần đây của dầu thô lên mức cao gần 3 năm có thể gây bất ngờ cho các nước xuất khẩu dầu đã cam kết sẽ cắt giảm sản lượng ít nhất cho tới cuối năm 2018.
Đó là bởi vì..

Iraq sẽ xuất khẩu 60.000 thùng dầu Kirkuk sang Iran theo thỏa thuận hoán đổi

Iraq sẽ bắt đầu xuất khẩu vào tuần tới 60.000 thùng dầu từ các mỏ ở Kirkuk tới một nhà máy lọc dầu của Iran qua biên giới hai nước bằng xe tải chở dầu, để đổi lấy dầu tinh chế ở miền Nam Iraq, tổng giám..

Lo ngại Mỹ tái áp đặt trừng phạt lên Iran, dầu châu Á lên giá

Giá dầu châu Á đi lên trong phiên ngày 2/5 bởi lo ngại rằng Mỹ có thể áp đặt trở lại các lệnh trừng phạt lên Iran, dù cho nguồn cung dầu của Mỹ ngày càng tăng đ