Sự im ắng trước khi cơn bão quét qua thị trường dầu
Với sản xuất dầu sụt giảm ở Venezuela và Iran, căng thẳng ở Trung Đông ở mức đỉnh điểm trong nhiều năm và mối đe dọa gián đoạn thêm nữa ở Libya, nhưng tại sao giá dầu lại không giao dịch cao hơn?
Ngay cả phạm vi biến động giá cả cũng khá thấp, một đặc điểm gây ngạc nhiên của một thị trường thắt chặt với đầy rủi ro địa chính trị. Dầu thô Brent đã bị kẹt giữa một phạm vi tương đối hẹp từ 70 đến 75 đô la mỗi thùng trong hơn một tháng, bất chấp mọi bất ổn.
Hơn nữa, ngay cả mức kết thúc đường cong tương lai cũng hầu như không nhúc nhích, giao dịch trong khoảng từ 60 đến 65 đô la mỗi thùng. Đồng thời, mức bắt đầu của đường cong đã chuyển vào tình trạng bù hoãn bán dốc – khi các hợp đồng ngắn hạn giao dịch ở mức giá cao so với hợp đồng tương lai dài hơn. Tình trạng bù hoãn bán thường liên quan đến một thị trường dầu thắt chặt – về cơ bản, các thương nhân sẵn sàng trả giá cao hơn cho dầu ngày hôm nay so với việc giao hàng trong sáu hoặc mười hai tháng tới.
Vậy tất cả những điều này có nghĩa là gì? “Các diễn biến gần đây trong tổ hợp giá dầu cho thấy một số sai lệch sâu giữa thị trường giao ngay và tương lai và trong kỳ vọng của thị trường về các nguyên tắc cơ bản của thị trường dầu mỏ hiện tại và tương lai”, Viện nghiên cứu năng lượng Oxford (OIES) viết trong một báo cáo mới.
Năm ngoái, thị trường dầu đã chứng kiến tình trạng ngược lại xảy ra. Mức kết thúc của đường cong tăng với dự đoán về một thị trường thắt chặt hơn trong khi hợp đồng tương lai ngắn hạn cho thấy thị trường được cung cấp tốt, OIES lưu ý. Chênh lệch đó đã được giải quyết khi một làn sóng nguồn cung đến từ OPEC , Hoa Kỳ và chính quyền Trump đưa ra những miễn trừ bất ngờ cho Iran. Kết quả cuối cùng là một sự sụp đổ về giá.
Làm thế nào để khoảng cách trong kỳ vọng sẽ được giải quyết trong lần này? “Nếu năm 2018 là một chỉ dẫn tốt, thì giá cuối cùng cũng sẽ tăng lên để phản ánh sự thắt chặt hiện tại trên thị trường giao ngay”, theo OIES. Sự gián đoạn đáng kể ở Venezuela và Iran, các vấn đề ô nhiễm dầu ở Nga, khả năng gián đoạn cung ở Libya và sự chậm lại trong ngành công nghiệp đá phiến Mỹ đều hướng đến sự hạn chế cung.
Câu hỏi quan trọng là Saudi sẽ phản ứng như thế nào và khi nào. Riyadh rất không muốn nhìn thấy sự lặp lại của năm 2018 khi giá sụp đổ sau khi sản xuất tăng. Lần này, Ả Rập Xê Út sẽ thiên về hướng để cho nguồn cung thắt chặt quá mức, mặc dù OPEC đã áp dụng cách tiếp cận chờ đợi và xem xét, trì hoãn quyết định cho đến cuộc họp tháng Sáu (mà thậm chí có thể bị đẩy lùi tới tháng Bảy). Bằng cách đó, các quan chức OPEC sẽ có thêm dữ liệu về cách các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ đang ảnh hưởng đến sản xuất ở Iran và Venezuela, và các sự kiện xung quanh cuộc chiến thương mại Hoa Kỳ-Trung Quốc cũng sẽ trở nên rõ ràng hơn.
Tuy nhiên, chiến lược chờ xem mang nhiều rủi ro. “Thách thức thay vì được giải quyết, hầu hết những điều không chắc chắn (cả về phía cung và cầu) sẽ chỉ tăng lên trong những tháng tới”, OIES cảnh báo.
Những gián đoạn cung đã ở mức cao trong nhiều năm với khoảng 3 triệu thùng/ngày và có thể tăng hơn nữa. Mặc dù OPEC có thể bù cho khối lượng bị gián đoạn lớn như vậy, nhưng sự gián đoạn che mờ bức tranh cung / cầu và gây khó khăn cho việc lập kế hoạch. Trong bất cứ trường hợp nào, nếu OPEC sử dụng công suất dự phòng, thì chính điều đó có thể đẩy giá lên và tính biến động cao.
Tuy nhiên, nguồn cơn không chắc chắn lớn nhất là về phía cầu. Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đe dọa sự tăng trưởng toàn cầu tại thời điểm các chỉ số kinh tế không có vẻ tốt. Cuối cùng, sự suy thoái sẽ kéo giá xuống.
OIES vạch ra một vài kịch bản. Nếu OPEC tuân thủ cắt giảm, giá Brent có thể tăng thêm 5 USD/thùng trong nửa cuối năm 2019 so với nửa đầu năm, vượt 77 USD/thùng vào cuối năm nay. Nếu họ bổ sung nguồn cung trở lại thị trường bằng cách từ bỏ việc tuân thủ quá mức, thì Brent có thể ở mức khoảng 70 đô la. Nếu họ thoát khỏi thỏa thuận, giá hoàn toàn có thể giảm xuống 60 đô la.
Càng thêm vào sự bối rối, OIES đưa vào một số dự báo giá kết hợp với suy thoái kinh tế. Một triển vọng kinh tế ảm đạm hơn kết hợp với việc thoát khỏi thỏa thuận OPEC không đúng lúc có thể khiến giá giảm xuống 50 USD.
Xét cho cùng, OIES lập luận, có một khoảng cách khá lớn về kỳ vọng giữa những nhà đầu cơ giá lên và giá xuống. Trường hợp tăng giá dựa vào gián đoạn cung và OPEC tuân thủ cắt giảm, trong khi một kịch bản giảm giá nhiều hơn nhìn thấy sự bất ổn trong liên minh OPEC , buộc nhóm này phải thoát khỏi thỏa thuận sớm. Thêm vào rủi ro giá xuống là khả năng suy thoái kinh tế. Sự khác biệt giữa hai triển vọng này là rất đáng kể.
Do vậy, tình trạng giá biến động thấp hiện nay, dựa trên các giả định về quyền hành vững chắc của Riyadh, có lẽ sẽ không kéo dài.
“Mức độ sai lệch trong kỳ vọng và thách thức của việc điều hướng trong tình hình không rõ ràng hiện tại cho thấy thị trường dầu mỏ sắp sửa có một hành trình rất gập ghềnh”, OIES kết luận.
Theo một nhà tư vấn công nghiệp hàng đầu, OPEC nên thận trọng vì các nhà sản xuất đá phiến của Mỹ đang sắp lấy đi một phần lớn hơn thị trường dầu mỏ lớn nhất của thế giới và đe doạ địa vị c..
Bộ trưởng Dầu mỏ Ecuador, Carlos Perez cho biết Nga và Saudi Arabia đã đưa ra một đề xuất tăng sản lượng của các nước trong và ngoài OPEC 1,5 triệu thùng/ngày.
Carlos Perez cho biết trong ch..
Từ chiều 21/2, giá mỗi lít xăng E5 tăng 961 đồng, xăng RON95 tăng 965 đồng và giá các loại dầu tăng gần 1.000 đồng/lít, kg.
Liên bộ Công Thương – Tài chính vừa công bố điều chỉnh giá xăng dầu kể từ 15h chiều nay 21/2, theo đó tất cả các ..
Mexico hy vọng các cuộc đàm phán do Hoa Kỳ khởi xướng theo Thỏa thuận Hoa Kỳ-Mexico-Canada (USMCA) về việc Mexico ưu tiên các công ty năng lượng nhà nước hơn các công ty tư nhân của Hoa Kỳ sẽ đạt được một “giải pháp thỏa đáng”, Thứ trưởng Kinh tế Mex..
Trả lời