Tác động hạn chế của căng thẳng Mỹ-Iran đối với thị trường dầu mỏ (Phần 2)

Những tín hiệu về sự suy giảm tăng trưởng kinh tế và thương mại thế giới cho thấy nhu cầu đối với dầu mỏ cũng trở nên ảm đạm. 

Tác động hạn chế của căng thẳng Mỹ-Iran đối với thị trường dầu mỏ. Ảnh: AFP/TTXVN

Có một số nguyên nhân then chốt khiến giá dầu không dao động nhiều. Cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc đã ảnh hưởng xấu đến hoạt động giao thương toàn cầu, phủ bóng đen lên triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) mới đây thông báo sẽ hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu năm 2019 do kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại trước tình hình căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.

Theo đó, IEA dự kiến điều chỉnh hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu xuống còn 1,1 triệu thùng/ngày, từ mức dự báo tăng 1,5 triệu thùng/ngày được đưa ra năm ngoái và 1,2 triệu thùng/ngày được dự báo hồi tháng Sáu vừa qua.

Cuộc thương chiến Mỹ-Trung đã tác động bất lợi đến nhu cầu dầu mỏ, trong bối cảnh các thị trường đang dồi dào nguồn cung do sản lượng dầu đá phiến của Mỹ tăng mạnh. Sản lượng dầu của Mỹ được dự đoán sẽ tăng 1,8 triệu thùng/ngày lên khoảng 11,5 triệu thùng/ngày trong năm 2019. Nhờ sản lượng dầu đá phiến gia tăng, Mỹ đã vượt qua Nga và Saudi Arrabia trở thành nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới.

Chiến lược “gây sức ép tối đa” nhằm vào Iran bắt đầu được Tổng thống Trump phát động sau khi ông chủ Nhà Trắng quyết định rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân với Tehran hồi tháng 5/2018. Trong hơn một năm qua, căng thẳng giữa Mỹ và Iran liên tục bị đẩy lên những nấc thang mới sau khi Washington tăng cường lực lượng và củng cố sức mạnh quân sự ở Trung Đông.

Theo đánh giá của Giáo sư Eyal Zisser, Phó hiệu trưởng trường Đại học Tel Aviv (Israel), mặc dù căng thẳng Iran-Mỹ đang bị đẩy lên cao, nhưng khó có khả năng xảy ra đối đầu quân sự trực tiếp giữa hai bên vì cả hai nước đều thận trọng để tránh xảy ra chiến tranh. Tuy nhiên, nếu Mỹ tiếp tục gây sức ép lên Iran, Tehran sẽ đáp trả mạnh mẽ, không nhượng bộ Mỹ.

Giáo sư Zisser nói thêm, Mỹ thực sự không muốn có chiến tranh với Iran vì không có quyền lợi gì ở đó, mà chỉ muốn bảo vệ đồng minh của mình. Bên cạnh đó, việc sa lầy vào một cuộc chiến tranh tiếp theo tại Trung Đông trong khi Tổng thống Trump đang chuẩn bị cho cuộc bầu cử sắp tới vào năm 2020 không phải là một ý tưởng hay.

Dù cuộc chiến giữa Washington và Tehran có nổ ra hay không, thì áp lực tối đa mà Mỹ nhằm vào Iran cũng sẽ gây ra những hậu quả khó lường đối với Mỹ. Động lực chính đằng sau việc ông Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân là nhằm gây áp lực buộc Iran phải tuân theo chính sách đối ngoại của Mỹ ở Trung Đông. Yêu cầu 12 điểm của Mỹ rõ ràng hướng tới một sự thay đổi chế độ ở Tehran (dù Washington phủ nhận điều đó) và định hướng lại chính sách đối ngoại của Iran khỏi các mưu đồ chống Mỹ.

Kết quả thật dễ dự đoán khi Iran sẽ không bao giờ chấp nhận những yêu cầu đó, song ông Trump đã lựa chọn một chính sách có độ rủi ro cao để buộc Iran phải tuân thủ “cuộc chơi” của mình. Washington đã sử dụng hàng loạt biện pháp trừng phạt. Bộ Ngoại giao Iran cho biết những động thái gây căng thẳng của Mỹ đã đóng sập cánh cửa ngoại giao với Tehran. Đại giáo chủ Iran Ali Khamenei đã bác bỏ khả năng đàm phán trực tiếp với Mỹ. Chính việc Iran từ chối đàm phán với Mỹ đã khiến chính sách gây sức ép của Tổng thống Trump rơi vào “ngõ cụt”.

Trong khi đó, ông chủ Nhà Trắng cũng có những hành động mang tính “vừa đấm vừa xoa”, khi một mặt sẵn sàng đề nghị đàm phán mà không cần điều kiện tiên quyết với Tehran, trong khi vẫn lớn tiếng đe dọa sẽ xóa sổ Iran. Thế khó của ông Trump là những thách thức trong việc xây dựng một liên minh toàn cầu để chống lại Iran. Các đồng minh châu Âu của Mỹ, ngoại trừ Anh, đã từ chối ủng hộ những nỗ lực chống Tehran của Washington.

Trong trường hợp nổ ra xung đột với Iran, hỏa lực áp đảo của Mỹ có thể chiếm ưu thế trong giai đoạn đầu, song Iran và các đồng minh khu vực sẽ tiếp tục gây ảnh hưởng lên toàn bộ khu vực trong một thời gian dài. Các tên lửa của phong trào Hezbollah đã sẵn sàng nhắm vào Israel, hay các nhóm dân quân thân Iran ở Iraq cũng sẽ không ngần ngại nhắm vào căn cứ quân sự của Mỹ ở quốc gia này.

Những hậu quả kinh tế của cuộc chiến có thể tác động lớn tới kinh tế Mỹ nói riêng và kinh tế toàn cầu nói chung. Iran có khả năng đóng cửa hoàn toàn Eo biển Hormuz, tuyến hàng hải quan trọng vận chuyển dầu mỏ từ vùng Vịnh ra thế giới. Theo các chuyên gia, giá dầu lúc đó có thể vọt lên hơn 250 USD/thùng./.

Nguồn tin: bnews.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Giá dầu châu Á ngày 5/4 đi lên

Giá dầu châu Á ngày 5/4 đi lên, trước báo cáo về lượng dự trữ dầu thô của Mỹ và mối quan hệ thương mại căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc có xu hướng dịu đi. 
Giá ..

Ba yếu tố có thể làm chấm dứt sự phục hồi giá dầu

Có một sự phối hợp giữa các yếu tố để đẩy Brent lên trên 70 đô la và WTI tới 66 đô la, nhưng một vài động lực trong số đó có thể sẽ kết thúc. Tuy nhiên, các lực đẩy..

Xăng E5 sẵn sàng ‘soán ngôi’ RON 92 trên thị trường

Chỉ còn 5 tháng nữa (kể từ 1/1/2018) việc thay thế xăng RON 92 bằng xăng sinh học E5 sẽ được thực hiện. Bộ Công Thương cho biết, nguồn cung xăng E5 hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu thị trường khi t..

Quản lý kinh doanh xăng dầu tăng thu ngân sách

Theo Cục Thuế, hiện toàn tỉnh có 159 doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu. Trong đó, 10 doanh nghiệp thuộc Cục Thuế quản lý và 149 doanh nghiệp thuộc chi cục thuế quản lý.
Ảnh minh họa
Kết quả kê khai n..