OPEC thừa nhận rằng đá phiến Mỹ sẽ không chết

OPEC vừa mới xem xét lại toàn bộ kỳ vọng của họ đối với đá phiến của Bắc Mỹ, dự báo tăng trưởng nguồn cung tăng mạnh cho đến những năm đầu 2020. Việc điều chỉnh này được đưa ra như một phần trong báo cáo triển vọng dầu thế giới của OPEC (WOO), và nó đại diện cho một sự thừa nhận từ các cartel rằng họ đã thất bại trong việc giết chết đá phiến bằng cách làm “ngập lụt” thị trường.

Vẫn còn một vài hy vọng cho OPEC vào thời điểm này năm ngoái. Trong phiên bản 2016 của WOO, OPEC dự đoán rằng đá phiến khu vực Bắc Mỹ sẽ giảm từ 4,9 triệu thùng mỗi ngày trong năm 2015 xuống còn 4,1 triệu thùng mỗi ngày vào năm 2017 – nguyên nhân là do thừa cung – trước khi hồi phục một chút lên 4,8 triệu thùng mỗi ngày trong năm 2021. Giá thấp sẽ giúp làm chặn lại đà phát triển của đá phiến, kết thúc một trong những câu chuyện tăng trưởng ấn tượng nhất trong thế giới của dầu đã từng thấy.

Nhưng một năm sau, OPEC thừa nhận một thực tế khác có thể đang diễn ra. WOO 2017 dự đoán sản lượng đá phiến Bắc Mỹ tăng từ 5.1 triệu thùng/ngày vào năm 2017 lên 7,5 triệu thùng/ngày vào năm 2021 và 8,7 triệu thùng/ngày trong năm 2025. Con số của năm 2021 cao hơn tới 56 phần trăm so với dự báo hồi năm ngoái.

Rất khó để phóng đại sự thay đổi trong các giả định; nó dao động gần 3 triệu thùng/ngày vào năm 2021, và rằng sự thay đổi rất lớn hoàn toàn làm thay đổi cách thức cartel đang tiếp cận với thị trường dầu mỏ. Quan niệm rằng đá phiến sẽ không bị giết chết bằng giá thấp, có thể làm cơ sở cho suy nghĩ của nhóm khi họ đồng ý hạn chế sản xuất vào năm ngoái. Tất nhiên, điều đó có thể được diễn giải theo một cách khác: cắt giảm sản lượng của OPEC đã mở đường cho sự phục hồi mạnh mẽ hơn từ đá phiến.

Và như Bloomberg Gadfly chỉ ra, đá phiến dẻo dai hơn, mạnh mẽ hơn có thể đồng nghĩa rằng OPEC cần phải mang nguồn cung của mình trở lại. OPEC dự báo rằng nó sẽ cung cấp 33,5 triệu thùng/ngày vào năm 2022, chỉ cao hơn một chút so với sản lượng 2016 của mình. Con số này bỏ quên các giả định sản xuất cụ thể ở cấp quốc gia, do đó không rõ ai sản xuất ra mức mà theo các giả định của OPEC.

Đây không phải là tin xấu từ quan điểm của OPEC. Nhóm này dự báo đá phiến sẽ hụt hơi sau năm 2025, một lần nữa để lại cho OPEC phụ trách. Qua năm 2030, đá phiến Mỹ rơi vào suy thoái, khiến thế giới phải phụ thuộc nhiều hơn vào OPEC về nguồn cung.

Mặc dù quả thực có các câu hỏi về quyền lực của đá phiến – nhất là do một số vấn đề sản xuất thời gian gần đây – nhưng kết luận dài hạn từ OPEC vẫn là một màu hồng. OPEC hình dung tổng nhu cầu toàn cầu tăng 15,8 triệu thùng/ngày lên 111,1 triệu thùng/ngày trong năm 2040. Con số này bao gồm sự sụt giảm trong nhu cầu từ các nước OECD xuống bớt 8,9 triệu thùng/ngày, số liệu này được bù đắp nhiều hơn bởi sự tăng trưởng tiêu thụ mạnh mẽ từ các nước đang phát triển gần 24 triệu thùng/ngày.

Theo nhiều cách, các dự báo dài hạn là một bài tập phỏng đoán. Đối với nhiều người, ngắn hạn quan trọng và có liên quan hơn nhiều. Sắp tới, giả định của OPEC rằng đá phiến sẽ tiếp tục công bố lợi nhuận sản xuất ấn tượng cũng không phải là một căn cứ. Số giàn khoan Bắc Mỹ đã giảm đáng kể trong ba tháng, và nhiều công ty vẫn tiếp tục hoạt động kém. Với phần lớn ngành công nghiệp đá phiến vẫn không có lợi nhuận, các nhà đầu tư đang đòi hỏi phải có một cuộc đại tu hoàn chỉnh trong chiến lược, chú trọng đến lợi nhuận hơn là tăng trưởng nguồn cung.

Mặt khác, sản lượng dầu của Mỹ đã tăng lên trong bản công bố số liệu gần đây nhất từ ​​EIA, đưa ra mức sản lượng 9,62 triệu thùng/ngày, mặc dù có nhiều câu hỏi về tính chính xác của các báo cáo hàng tuần này.

Nhìn chung, OPEC dường như đã bị thuyết phục nhiều hơn so với năm ngoái rằng nhóm này sẽ phải chiến đấu với đá phiến Mỹ trong tương lai gần.

Nguồn tin: xangdau.net

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Từ 1/7/2017, kết nối trực tiếp dữ liệu kho xăng dầu với cơ quan Hải quan

Tổng cục Hải quan vừa có văn bản yêu cầu cục hải quan các tỉnh, thành phố hướng dẫn DN chuẩn bị các điều kiện để kết nối trực tuyến dữ liệu kho xăng dầu với cơ quan Hải quan, theo quy định tại Nghị định 68/2016/NĐ-CP..

Giá xăng tiếp tục tăng

Từ 15h hôm nay, mỗi lít xăng E5 RON 92 tăng 330 đồng, RON 95 tăng 440 đồng trong khi dầu diesel tăng 180 đồng.
Theo dữ liệu từ Bộ Công Thương cho thấy, tính đến 28/4, trên thị trường Singapore, giá xăng RON92 là 127,56 USD/thùng, RON95 là 131,78 U..

Chênh lệch giá giảm của WTI với Brent đang thu hẹp lại, tao ra sức ép lên dầu xuất khẩu của Mỹ

Chênh lệch giá của dầu thô Mỹ giảm giá đáng kể so với giá dầu quốc tế là yếu tố chính trong bùng nổ xuất khẩu của Mỹ nhưng sự chênh lệch giá này đã thu hẹp trong ..

OPEC có ‘cứu’ được giá dầu?

Động thái cắt giảm sản lượng mới nhất của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu và các đồng minh (OPEC ) cho thấy dù thế nào, điều quan trọng nhất với họ vẫn luôn là giữ cho lợi nhuận từ “vàng đen” không bị giảm.
Ngày 5-9, OPEC , gồm 23 nước dưới sự dẫn ..