10 quốc gia có tầm ảnh hưởng lớn nhất đến thị trường dầu mỏ

Các nhà xuất khẩu dầu hàng đầu thế giới chắc chắn là một số nước có ảnh hưởng nhất trên thế giới. Do đó, các nhà phân tích cần phải luôn theo sát những nước này. Dưới đây là những gì đang xảy ra ở các quốc gia có khả năng tạo dựng hoặc phá vỡ thị trường dầu mỏ.

1. Saudi Arabia

Là nước xuất khẩu dầu hàng đầu thế giới, Ả Rập Xê-út vận chuyển 7,5 triệu thùng mỗi ngày trong năm 2016, theo số liệu của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC). Xét về lượng dầu xuất khẩu, Vương quốc này nằm ở hàng top, bất chấp thỏa thuận cắt giảm 486.000 thùng/ngày khỏi mức sản lượng 10,5 triệu thùng/ngày của mình. Saudi nắm giữ rất nhiều tầm ảnh hưởng trên thị trường dầu, và đóng vai trò đi đầu trong việc cắt giảm 1,2 triệu thùng mỗi ngày để cân bằng lại tình trạng thừa cung trong ba năm qua gây khó khăn cho thị trường dầu.

Mặc dù thống trị tối cao trong lĩnh vực xuất khẩu dầu mỏ, nhưng không phải tất cả đều tốt trong cung điện hoàng gia. Mohammed bin Salman (MBS), người thừa kế mới đăng quang đã mở đầu tháng với một loạt các vụ bắt giữ nhiều hoàng thân và doanh nhân quyền lực gây chấn động để củng cố quyền lực trong nước với lý do chống tham nhũng.

Đấu đá nội bộ có thể khiến quốc gia này quay trở lại khủng hoảng chính trị vào thời điểm cần hướng tới đa dạng hóa kinh tế, như đã được phác thảo trong Tầm nhìn 2030 của MBS – một kế hoạch có thể khiến Ả Rập Xê-út rời bỏ dầu, khiến nước này để mất vị trí hàng đầu trong danh sách.

2. Nga

Quốc gia ngoài OPEC, Nga thống trị cuộc chơi xuất khẩu dầu, đạt khoảng 5,5 triệu thùng mỗi ngày trong năm ngoái. Giống như Ả-rập Xê-út, Nga cũng có ảnh hưởng, và biết cách sử dụng nó như thế nào.

Moscow đã hợp tác với các đối thủ của mình tại OPEC để giảm dư cung vốn làm cho giá dầu giảm. Nga đã cắt giảm sản lượng xuống 300.000 thùng/ngày để hỗ trợ cho nỗ lực của nhóm, nhưng nước này đã tăng sản lượng đáng kể ngay trước khi thỏa thuận được thực hiện.

Các chương trình dầu khí của Nga tập trung vào Trung Đông khi chương trình nghị sự chính sách đối ngoại của Mỹ trong khu vực đã suy yếu sau cam kết của Tổng thống Donald Trump. Libya, Syria, và Iraq hiện đều đang nhận được sự chú ý từ Putin từ đầu năm.

3. Iraq

Baghdad đặc biệt phản đối với yêu cầu giảm sản lượng xuống mức thỏa thuận theo hạn ngạch của OPEC, lấy lý do rằng họ đang cần nguồn thu từ dầu. Theo số liệu của OPEC, sự phản kháng kiên quyết của Iraq đã buộc Ảrập Xêút phải bù cho mức sản xuất ổn định của Iraq, với tốc độ xuất khẩu 3,8 triệu thùng/ngày vào năm 2016.

4. Canada

Canada là nước xuất khẩu lớn nhất không tham gia thỏa thuận OPEC/NOPEC, đặt làm xung đột lợi ích với những nỗ lực để rút bớt dầu thừa toàn cầu. Với trữ lượng dầu mỏ lớn thứ ba thế giới, Canada xuất khẩu hơn 3,2 triệu thùng mỗi ngày, chủ yếu là sang Mỹ.

Địa vị của Canada là một nước đồng minh đáng tin cậy trong chương trình nghị sự về chính sách đối ngoại của Mỹ và Tây Âu cung cấp nguồn nhiên liệu cho quốc gia láng giềng phía Nam. Hàng ngàn dặm đường ống liên kết giữa Hoa Kỳ và Canada, trong đó đáng chú ý nhất là đường ống Keystone, đang tranh cãi về việc mở rộng lên XL để đưa dầu Canada tới các nhà máy lọc dầu ở Vịnh.

Sự cố tràn dầu mới đây có thể làm hạn chế lượng dầu xuất khẩu từ nước này sang Mỹ.

5. Các tiểu vương quốc Arập thống nhất

UAE đã xuất khẩu 2,5 triệu thùng mỗi ngày vào năm ngoái, chiếm 40% GDP của cả nước. Cuộc đụng độ gần đây với Qatar đã khiến UAE được chú ý tới.

UAE là một đồng minh quan trọng cho Ả-rập Xê-út trong cuộc chiến chống lại sự đồng thuận của Qatar về việc cho Iran khai thác mỏ khí South Pars. Việc cấm vận Doha, bắt đầu hồi tháng 6, khiến UAE chấm dứt mối quan hệ của mình như là trung tâm vận chuyển LNG của Qatar.

Đối với cam kết của mình với thỏa thuận OPEC, UAE đã nhanh chóng công khai ủng hộ việc mở rộng – nhưng chỉ cố gắng để tuân thủ cắt giảm đầy đủ cho một tháng trong suốt thời gian thỏa thuận.

6. Kuwait

Mặc dù không phải là một thị trường lớn trong thị trường xuất khẩu, nhưng dầu là xương sống của nền kinh tế Kuwait. Kuwait đã bơm 2,1 triệu thùng mỗi ngày vào thị trường quốc tế trong năm 2016, chiếm 95% tổng xuất khẩu của cả nước.

7. Iran

Iran hiện nay đang giành mất thị phần của Saudi Arabi. Mặc dù cả Ả-rập Xê-út và Iran đều là thành viên của OPEC, nhưng họ đang tranh giành thị phần khi Iran phải vật lộn để lấy lại những gì mà họ đã để mất trong những năm bị trừng phạt nặng nề.

Kể từ khi Iran trở lại thị trường dầu mỏ thế giới vào tháng 1, Tehran đã phục hồi sản lượng trung bình khoảng 2 triệu thùng mỗi ngày. Sản lượng đã tăng hơn 3,8 triệu thùng/ngày- nhiều hơn so với cả Kuwait và UEA đã đánh bại Iran với xuất khẩu.

Chính quyền tổng thống Trump quyết tâm chấm dứt hiệp ước hạt nhân quốc tế với Iran, làm đe dọa vị trí của nước này trên danh sách, nhưng sự tuân thủ nghiêm ngặt của Tehran với các điều khoản của thỏa thuận làm cho Quốc hội của Đảng cộng hòa khó mà biện minh cho cho việc áp đặt biện pháp trừng phạt mới với Iran trước cộng đồng quốc tế.

8. Venezuela

Venezuela với tỷ lệ xuất khẩu vẫn đang giảm từ mức trung bình 1,9 triệu thùng mỗi ngày của năm 2016. Doanh thu từ dầu kiếm đóng góp 95% thu nhập xuất khẩu của nước này. Sản lượng trong tháng 10 năm 2017 đã giảm xuống còn 1,863 triệu thùng/ngày, và xuất khẩu cũng giảm theo.

Tầm ảnh hưởng của nước này tới giá rất lớn khi mà mỗi lần có thông tin về vỡ nợ thì giá lại tăng vọt. Chất lượng dầu kém đã khiến một số lô hàng bị từ chối, và nước này đã cố gắng để duy trì sản xuất khi tiền mặt cạn kiệt.

Nhiều năm với sự quản lý kinh tế kém cùng với suy thoái giá dầu ba năm đã dẫn tới lạm phát và các cuộc đụng độ bạo lực trên đường phố, khi Tổng thống Nicolas Maduro ưu tiên trả tiền cho các chủ nợ quốc tế.

9. Nigeria

Nigeria, nước sản xuất và xuất khẩu dầu lớn nhất châu Phi, vận chuyển 1,7 triệu thùng dầu mỗi ngày. Vào năm 2016, nước này tạm thời mất vị trí hàng đầu vào tay Angola do chiến tranh ở đồng bằng Niger, một vùng sản xuất dầu lớn.

Kể từ đầu năm, quốc gia này đã ổn định, cho phép sản lượng phục hồi ở mức 1,8 triệu thùng mỗi ngày. OPEC yêu cầu hạn chế để đảm bảo lợi ích của quốc gia này không gây trở ngại cho chương trình hạn ngạch sản xuất của nhóm.

10. Angola

Angola đã vận chuyển 1,7 triệu thùng mỗi ngày vào năm 2016, với các hoạt động sản xuất và hỗ trợ dầu thô đóng góp khoảng 45% trong tổng sản phẩm quốc nội và 95% xuất khẩu của nước này.

Nguồn tin: xangdau.net

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Giá xăng dầu hôm nay 4/7: Dầu thô giảm nhẹ

Giá dầu hôm nay có xu hướng biến động trái chiều khi thị trường dấy lên nhiều lo ngại nhu cầu tiêu thụ dầu suy yếu và các nước G7 có thể áp trần giá dầu Nga chỉ bằng 50% mức hiện tại.
Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 4/7/2022, theo giờ Việt Nam, trê..

Tehran nói gì sau khi Mỹ yêu cầu ngừng mua dầu của Iran?

 
Một cơ sở khai thác dầu trên đảo Khark của Iran. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Truyền thông Iran ngày 3/7 đưa tin Tổng thống Iran Hassan Rouhani cảnh báo nguồn cung dầu trong khu vực có thể bị tổn hại nếu Mỹ t

Sự kiện gì đang thật sự điều khiển giá dầu?

 
Cuộc tấn công gần đây vào nhà máy lọc dầu Abqaiq đã thấy giá Brent tăng 20% ​​trong vài phút, mức tăng giá dầu lớn nhất kể từ năm 1982. Cuối cùng, sự gia tăng mạnh mẽ ..

EIA: Sản lượng dầu thô Mỹ sẽ chạm 12 triệu thùng/ngày vào cuối năm 2019

Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) ngày 8/5 cho biết, sản lượng dầu thô của Mỹ dự kiến sẽ tăng cao hơn kỳ vọng lên 12 triệu thùng/ngày vào quý IV/2019. 
EIA dự báo sản lượng dầu của..