Những thời khắc cuối cùng cho hiệp ước OPEC

Những lo ngại của Nga về việc khoảng thời gian kéo dài cắt giảm sản lượng dầu mỏ với OPEC có thể phản ánh một sự chuyển đổi phép tính cho một nền kinh tế đang ngày càng khập khiễn bằng cách hạn chế một trong những động lực tăng trưởng lớn nhất của nước này.

Mặc dù sự phục hồi của giá dầu thô là rất cần thiết để cải thiện ngân sách và đồng rúp, nhưng Nga hiện tin tưởng rằng mình có thể vượt qua cơn khủng hoảng dầu mỏ này. Kremlin vẫn chưa cam kết đề xuất mở rộng thỏa thuận kéo dài chín tháng với OPEC sau tháng 3, bất chấp việc soạn thảo đề cương thỏa thuận trước cuộc họp hôm nay tại Vienna, theo những người quen thuộc với vấn đề này.

Với tăng trưởng sản lượng công nghiệp đã chựng lai sau khi suy thoái bất ngờ trong tổng sản phẩm quốc nội trong quý trước, Nga có thể sẽ có suy nghĩ lại về thỏa thuận lịch sử diễn ra một năm trước với OPEC. Trong khi đó, Rosneft PJSC có thể sẽ lúng túng các hạn chế của hiệp ước đến cuối năm 2018, do các kế hoạch của công ty dầu khí lớn nhất của Nga này đang có, theo Citigroup Inc

Clemens Grafe, một nhà kinh tế học của Goldman Sachs Group Inc. tại Moscow cho hay: “Một hồ sơ sản xuất dầu đi ngang là một tác động lớn đối với GDP. Nga phải cẩn thận để không vay quá mức và cơ bản hỗ trợ giá dầu trong ngắn hạn với chi phí thấp hơn giá dầu thấp hơn trong dài hạn, do đó đang bổ sung tính biến động chứ không phải là đang giảm bớt nó.”

Sự phục hồi của Nga đã giảm mạnh trong quý trước sau đợt suy thoái kinh tế kéo dài nhất thế kỷ này của mình, với Bộ trưởng Kinh tế Maxim Oreshkin, phần nào đổ lỗi cho việc đồng ý hiệp ước với OPEC cho sự tăng trưởng về sản lượng công nghiệp trong tháng Mười. Sản xuất dầu thô đã giảm 2,7% kể từ khi đạt được kỷ lục thời hậu Liên Xô cũ vào tháng 10 năm 2016.

Nhà xuất khẩu năng lượng lớn nhất thế giới này đã làm rõ rằng nước này đang sẵn sàng cho giai đoạn giá dầu ở mức thấp trong nhiều năm, sử dụng mức 40 USD một thùng cho hỗn hộp Urals của Nga để định hình toàn bộ chính sách kinh tế, từ lập trường tiền tệ sang tài chính công. Đây là mức giá được sử dụng để tính toán ngân sách của quốc gia trong năm 2017-2019 và thực hiện việc mua bán ngoại tệ như một phần của cơ chế tài chính được thực hiện trong năm nay.

Theo Tổng thống Vladimir Putin, lợi ích của Nga từ thỏa thuận với OPEC ước tính đạt 2,5 nghìn tỷ rúp (43 tỷ USD), với khoảng 1,75 nghìn tỷ doanh thu thuế bổ sung và phần còn lại sẽ là lợi nhuận cho các công ty dầu mỏ. Để cân đối ngân sách, chính phủ cần giá dầu trung bình 60 USD một thùng trong năm nay và 50 USD một thùng trong năm 2018, khoảng một nửa mức trong năm 2012-2013. Theo Goldman Sachs, ngành công nghiệp dầu mỏ chiếm khoảng 15-20% GDP của Nga.

Trong khi một “sự hiểu biết lẫn nhau” về tương lai của thỏa thuận đã đạt được, chi tiết vẫn đang được thảo luận, Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak nói với các phóng viên tại Vienna hôm thứ Tư trước một cuộc họp của ủy ban bộ trưởng. Ông nói rằng một quyết định mở rộng hiệp ước là có khả năng.

Theo Ronald Smith, chuyên gia phân tích năng lượng của Citigroup ở Moscow, các nhà sản xuất dầu mỏ Nga hiện nay không bị ảnh hưởng bởi những rào cản, nhưng tình hình sẽ thay đổi vào năm tới vì Rosneft sẽ đưa các dự án mới đi vào hoạt động và tìm cách đảo ngược sự suy giảm tự nhiên tại các mỏ hiện có.

Một mối quan tâm khác của Nga là sự ảnh hưởng của giá dầu cao hơn đối với đồng tiền. Sau năm 2016, đồng rúp đang tăng 5% so với đồng USD trong năm 2017, đe doạ khả năng cạnh tranh của các nhà xuất khẩu Nga.

Tuy nhiên, đồng rúp ngày càng bị tách ra khỏi dầu mỏ, với mối liên hệ bị xói mòn này trong năm nay khi các nhà đầu tư nước ngoài đổ dồn vào tài sản của Nga để hưởng lợi từ một trong những lãi suất thực cao nhất ở các thị trường mới nổi. Đồng rúp cũng đã được bảo vệ bằng việc mua ngoại tệ của Bộ Tài chính để nâng doanh kiếm được của mức giá 40 USD giả định trong ngân sách.

Theo Vladimir Tikhomirov, kinh tế trưởng của BCS Financial Group, một hãng môi giới ở Moscow, với cuộc bầu cử tổng thống chỉ vài tháng nữa sẽ diễn ra, sự sụt giảm của đồng rúp trong trường hợp giá dầu sụt giảm cũng gây ra những rủi ro chính trị.

Một đồng rúp yếu hơn là “thanh kiếm hai lưỡi: có thể nó sẽ hỗ trợ ngân sách, nhưng nó cũng có thể gây ra sự bất mãn nhất định trong số cử tri”, ông nói. “Trước cuộc bầu cử, nó có thể được coi là một điểm yếu.”

Nguồn: xangdau.net/Bloomberg

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

PVN lãi hơn 13.000 tỷ đồng​ nhờ giá dầu tăng

    Lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm của PVN cán mức 13.100 tỷ đồng, vượt 15% so với kế hoạch nhờ giá dầu thô đạt mức trung bình 54,4 USD/thùng so với kế hoạch chỉ 50 USD/thùng.
Cụ thể,..

Giá xăng giảm 410 đồng một lít sau 7 kỳ tăng liên tiếp

Từ 15 giờ chiều nay (1-7), giá xăng E5 RON 92 trong nước giảm 410 đồng/lít, xăng RON 95 giảm 110 đồng/lít. Đây là lần giảm đầu tiên của mặt hàng này sau 7 kỳ tăng liên tục.
Chiều nay (1-7), liên Bộ Tài chính – Công Thương quyết định điều chỉnh giá..

Giá dầu thế giới tăng tháng thứ 2 liên tiếp nhờ nỗ lực cắt giảm sản lượng của OPEC

Giá nhiên liệu hiện vẫn giữ ở mức cao nhất hơn 3 năm qua và đang hướng tới tháng leo dốc thứ 2 liên tiếp do lo ngại nguồn cung bị gián đoạn và sự hỗ trợ từ việc cắt giảm sản lượng của Tổ chức Các ..

Trung Quốc sẽ cắt giảm nhập khẩu dầu của Mỹ vì chiến tranh thương mại nóng lên

Các khách hàng dầu Trung Quốc có kế hoạch giảm lượng dầu thô của Mỹ từ tháng 9 trở đi để tránh thuế nhập khẩu đối với dầu mỏ của Mỹ tại Trung Quốc, do kết quả không chắc chắn của căng thẳng thương..