Không có đàm phán chi tiết thoát khỏi thỏa thuận cho đến khi thị trường cân bằng

 

Bộ trưởng Năng lượng Nga, Alexander Novak cho biết có sự đồng thuận về cách thức rời khỏi thỏa thuận cắt giảm sản lượng toàn cầu, nhưng các cuộc đàm phán chi tiết chỉ nên bắt đầu khi các thị trường tiếp cận cân bằng.

Tổ chức OPEC và các nhà sản xuất dầu mỏ lớn khác dẫn đầu là Nga tháng trước đã đồng ý gia hạn thỏa thuận cắt giảm 1,8 triệu thùng/ngày đến hết năm 2018 để loại bỏ tồn kho vượt trội và hỗ trợ giá dầu.

Ông Novak cũng cho biết có một lựa chọn kéo dài thỏa thuận này khi hết hạn vào cuối năm 2018, trong khi ông dự kiến các thị trường cân bằng trong quý 3/2018 hay cuối năm tới.

Novak cho biết trong một cuộc phỏng vấn “nhiệm vụ của chúng tôi trên hết là cân bằng thị trường này và cân bằng cung cầu bền vững. Chúng tôi đang hướng tới kết quả này, điều này có thể đạt được nếu mọi việc diễn ra tốt đẹp… trong năm 2018”.

Nga, trong năm nay đã cắt giảm sản lượng đáng kể cùng với OPEC, đang thúc đẩy để đảm bảo rằng khi việc cắt giảm sản lượng kết thúc thì thị trường này sẽ không bật sang dư cung hay gây ra sự tăng mạnh giá mà sẽ thúc đẩy các nhà sản xuất dầu đá phiến Mỹ tăng sản lượng.

Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia, ông Khalid al-Falih cho biết còn sớm để bàn luận về bất cứ sự thay đổi nào trong hiệp ước cắt giảm nguồn cung của OPEC do việc tái cân bằng thị trường không thể xảy ra cho đến nửa cuối năm 2018.

Ông Novak cho biết sẽ mất một khoảng thời gian để thỏa thuận này được đóng lại.

Ông Novak cho biết “chúng tôi có một hiểu biết chung về vấn đề này nhưng tôi không muốn bàn luận các giả thuyết ngay bây giờ”, ông bổ sung thêm có một lựa chọn gia hạn thỏa thuận này ngoài năm 2018.

OPEC và Nga cùng nhau sản xuất hơn 40% sản lượng dầu mỏ toàn cầu. Hợp tác thực sự đầu tiên của Moscow với OPEC, cùng với sự trợ giúp của Tổng thống Vladimir Putin đã trở nên quan trọng trong việc ngăn cản tồn kho dầu thô toàn cầu vượt trội kể từ tháng 1.

Với giá dầu thô tăng trên 60 USD/thùng, Nga đã bày tỏ lo ngại rằng việc kéo dài thỏa thuận cả năm 2018 có thể thúc đẩy sản lượng dầu tăng vọt tại Mỹ, nước không tham gia thỏa thuận này.

Ông cũng cho biết rằng kế hoạch của Saudi Arabia bán tới 5% công ty năng lượng Saudi Aramco không liên quan tới thỏa thuận cắt giảm sản lượng toàn cầu.

Ông Novak trả lời một câu hỏi về khả năng Saudi Arabia thoát khỏi thỏa thuận này sau khi bán Saudi Aramco. “Chúng tôi có mối quan hệ tốt đẹp đang diễn ra giữa Saudi Aramco, Bộ Năng lượng của Saudi Arabia và các công ty của chúng tôi”.

Nguồn tin: vinanet.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Giá dầu Brent chạm đáy một tháng do lo ngại nguồn cung tăng

Dầu Brent mất giá trong ngày 5/6, chạm đáy gần một tháng, sau khi có thông tin chính phủ Mỹ đề nghị Arab Saudi cùng các nhà xuất khẩu dầu khác tăng nguồn cung. 
Gi

Giá xăng dầu nhập khẩu tăng gần 30% so với cùng kỳ

-Giá xăng dầu nhập khẩu về Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2017 đạt mức trung bình 533,3 USD/tấn, tăng rất mạnh trên 27,8% so với cùng kỳ năm 2016.
Theo số liệu mới nhất từ Tổng cục Hải quan, trong 10 thá..

IEA nhìn thấy thị trường dầu mỏ toàn cầu thắt chặt và giá cao hơn trong năm sau

Việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran đe dọa sẽ đẩy giá dầu lên cao hơn, khi Washington áp đặt lại các biện pháp trừng phạt đối với nhà sản xuất OPEC này tại thời điểm thị trường thế gi..

Những lo lắng về dư cung làm giá dầu giảm

 
Các nguyên tắc cơ bản dường như đang đi sai hướng với giá dầu, với nhu cầu suy yếu ngay cả khi nguồn cung tiếp tục vượt quá mong đợi.
Kết quả là sự tích tụ nhanh chóng trong hàng tồn kho..