Trung Quốc bắt đầu mua bán dầu thô bằng hợp đồng tương lai

Theo trang tin tức Jiemian (trụ sở tại Thượng Hải), đầu năm 2018, Trung Quốc đã cho phép kinh doanh dầu thô bằng hợp đồng tương lai. 

Các cuộc đấu giá sẽ bắt đầu tại Sở Giao dịch năng lượng quốc tế Thượng Hải, chi nhánh của Shanghai Futures Exchange (dưới cái tên INE).

Hợp đồng tương lai là hợp đồng mua bán, trong đó ấn định giá trước, giao hàng sau một khoảng thời gian nào đó, nhằm phòng ngừa rủi ro.

Điều quan trọng nhất đối với thị trường dầu thế giới là khi INE Thượng Hải bắt đầu thực hiện hoạt động đấu thầu hợp đồng tương lai, người mua Trung Quốc sẽ có thể thanh toán bằng nhân dân tệ

Tại Trung Quốc có 3 thị trường trao đổi hàng hóa chính: Sở Giao dịch tương lai Thượng Hải, thành lập năm 1999; Sở Giao dịch hàng hóa Đại Liên, thành lập năm 1993 và Sở Giao dịch hàng hóa Trịnh Châu, thành lập năm 1990.

Trước đây, không sở giao dịch nào trong số đó cho phép vốn nước ngoài tham gia giao dịch vì phải chịu sự kiểm soát vốn của các cơ quan quản lý nhà nước.

Hiện chưa rõ các công ty dầu mỏ nước ngoài và các thương nhân dầu mỏ sẽ phản ứng như thế nào, bởi vì trong vòng 2 năm trở lại đây, sau khi đồng nhân dân tệ mất giá vào năm 2015, ở Trung Quốc đã có hiện tượng dòng vốn chảy ồ ạt ra nước ngoài, mặc dù trong nước vẫn có một thị trường cổ phiếu và trái phiếu nội địa khổng lồ.

Được biết, thị trường dầu ở Trung Quốc, cũng giống như ở bất kỳ quốc gia nào của châu Á, rất biến động, vì thế chính quyền luôn phải tăng cường giám sát và quản lý.

Năm 1993, chính quyền Trung Quốc đã thực hiện hợp đồng tương lai dầu, nhưng sau 1 năm buộc phải đình chỉ hình thức thương mại này vì có quá nhiều biến động.

Thương mại dầu mỏ theo hợp đồng tương lai ở Trung Quốc đã được lên kế hoạch tái khởi động từ đầu năm 2017, nhưng phải mất gần 1 năm để kiểm tra và loại bỏ các yếu tố bất lợi. Dự kiến, ​​phiên đấu giá đầu tiên sẽ được tiến hành vào ngày 18/1/2018.

Trong năm 2017, Trung Quốc đã vượt Mỹ để trở thành nước nhập khẩu dầu lớn nhất trên thế giới, do đó việc kích hoạt các giao dịch kỳ hạn trên thị trường nội địa có thể dự đoán được.

Đối với đồng đô la Mỹ, như một đồng tiền toàn cầu trong thị trường dầu, đó là một hồi chuông cảnh báo gây khó chịu.

Trong giai đoạn đầu, sẽ có một số kiểm soát về giá cả dựa trên chuẩn quốc tế được dẫn định theo đồng đô la Mỹ. Tuy nhiên, việc thanh toán các hợp đồng dầu bằng nhân dân tệ sẽ giúp tăng cường việc sử dụng đồng tiền của Trung Quốc trong thương mại thế giới. Để đạt được điều này có thể phải mất nhiều năm, bởi vì các giao dịch với Trung Quốc hiện chưa phải là một hoạt động quan trọng có tính chất then chốt trong thị trường dầu kỳ hạn.

Trung Quốc đang có kế hoạch tham gia vào IPO Saudi Aramco, điều này có thể giúp tăng cường sức mạnh của đồng nhân dân tệ như một công cụ thanh toán toàn cầu.

Ngành dầu khí Trung Quốc sẽ được hưởng lợi từ việc sử dụng nhân dân tệ trong giao dịch kỳ hạn về dầu, bởi vì yếu tố định hướng sẽ là giá của dầu được sử dụng tại nhà máy lọc dầu nội địa, vì vậy thị trường kỳ hạn Thượng Hải có thể thay đổi về giá cả so với các hợp đồng phương Tây.

Nguồn tin: petrotimes.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Công ty Nayara Energy của Ấn Độ bắt đầu cắt giảm nhập khẩu dầu từ Iran

 
Công ty Nayara Energy của Ấn Độ, một trong những khách hàng lớn nhất nước mua dầu từ Iran, bắt đầu cắt giảm nhập khẩu trong tháng này sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Tehran và ..

Số mỏ dầu mới phát hiện năm 2017 thấp kỷ lục

Trong năm 2017, ngành công nghiệp dầu thô thế giới khám phá được ít dầu nhất trong tám thập niên, phá kỷ lục thấp nhất của năm 2016. 
Ảnh minh họa
Theo Russia Today, từ đầu năm đến ..

Đường ống dẫn dầu lớn nhất của Anh đóng cửa lần thứ hai trong hai tháng | Hoanghungpetro.com.vn

Forties đường ống dẫn dầu và khí đốt quan trọng nhất và lớn nhất của Anh bị đóng cửa lần thứ hai trong hai tháng vào ngày 7/2, nâng lo ngại về độ tin cậy của cơ sở hạ tầng đằng sau tiêu chu..

Petrolimex mượn danh Quỹ bình ổn “móc túi” khách hàng trăm tỷ?

   Không chỉ “phạm quy” trong hoạt động đầu tư, tài chính… Petrolimex còn vi phạm hàng loạt vấn đề trong trích lập Quỹ bình ổn giá xăng, dầu khiến người dân ngh..