Lợi nhuận lọc dầu của châu Á thấp nhất kể từ tháng 5 do nguồn cung dồi dào

Số liệu của Thomson Reuters Eikon cho thấy lợi nhuận của các nhà máy lọc dầu châu Á giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 5/2017, do nguồn cung ngày càng tăng đã kéo giảm giá nhiên liệu trong khu vực, đồng thời giá dầu thô toàn cầu lên mức cao nhất hai năm.

Lợi nhuận tại một nhà máy lọc dầu phức hợp điển hình tại Singapore giảm xuống 5,93 USD/thùng trong ngày 5/1, thấp nhất kể từ 23/5/2017. Tính theo mùa, lợi nhuận này là thấp nhất kể từ năm 2010 trong thời điểm đầu tháng 1.

Sự sụt giảm lợi nhuận có thể làm giảm sự gia tăng nhu cầu dầu thô của các nhà máy lọc dầu châu Á trong ngắn hạn và gây áp lực cho giá toàn cầu.

Nevyn Nah, nhà phân tích sản phẩm dầu mỏ tại công ty Energy Aspects, Singapore cho biết “chúng tôi vẫn dự đoán tích cực về lợi nhuận lọc dầu toàn cầu trong năm nay, đặc biệt trong nửa đầu năm 2018, khi thiếu sự bổ sung công suất đáng kể vào đầu năm nay và đà tăng trưởng nhu cầu toàn cầu hiện nay”.

Lợi nhuận lọc dầu là hơn 7 USD/thùng trong hầu hết quý 4/2017, khuyến khích các nhà máy lọc dầu từ Trung Quốc tới Thái Lan tăng cường sản xuất. Khối lượng dầu thô đã xử lý của bốn nước lọc dầu lớn nhất khu vực này về công suất – Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ và Hàn Quốc – đạt mức cao kỷ lục khoảng 23 triệu thùng/ngày trong tháng 10, theo số liệu của Eikon.

Lợi nhuận sản xuất xăng và naphtha dẫn đến sự sụt giảm lợi nhuận tổng thể. Gần đây giá naphtha tăng (nguyên liệu này dùng trong hóa dầu và sản xuất xăng) đã thu hút khối lượng xuất khẩu naphtha cao nhất trong hai năm từ phương tây sang châu Á .

Trung Quốc cũng nâng hạn ngạch xuất khẩu các sản phẩm dầu mỏ đã lọc đối với 4 nhà máy dầu lớn của nhà nước thêm 30% trong đợt cấp phép đầu tiên cho năm 2018.

Hạn ngạch với xăng là lớn hơn so với trước đó và được dự kiến gây sức ép cho lợi nhuận của các nhà máy lọc dầu ở châu Á. Giá xăng cao hơn dầu thô Brent chưa tới 7 USD/thùng trong ngày 3/1, lần đầu tiên dưới 7 USD kể từ tháng 9/2016.

Nhu cầu dầu mazut tại châu Á bị thiệt hại sau khi Pakistan cho biết họ ngừng nhập khẩu nhiên liệu vô thời hạn do họ chuyển sang sử dụng khí tự nhiên hóa lỏng để đáp ứng nhu cầu cho các nhà máy điện. Điều này đã làm giảm khoảng 400.000 tới 650.000 tấn nhu cầu dầu mazut hàng tháng. 

Nguồn tin: vinanet.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Abu Dhabi mời thầu 6 mỏ dầu khí lớn

Tập đoàn dầu mỏ quốc gia Abu Dhabi (ADNOC) ngày 10/4 công bố các gói thầu khai thác 6 lô dầu khí lớn. 
Trong tuyên bố, ADNOC nói rằng các blocs ngoài khơi v

Petrolimex vào top 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường

Năm 2017, Petrolimex đặt kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng 10% so với kế hoạch đặt ra năm 2016. 
Sáng nay (21/4), Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) công bố và trao quyết định niêm..

Châu Âu thay đổi thái độ hoàn toàn với dầu và khí đốt của Châu Phi

Các chính phủ châu Âu đang lùng sục khắp thế giới để tìm kiếm khí đốt tự nhiên khi họ tìm cách giảm bớt sự phụ thuộc quá lớn và ngày càng khó chịu vào Gazprom của Nga.
Bên cạnh Hoa Kỳ, quốc gia đã cố gắng hết sức để cung cấp càng nhiều LNG càng tố..

Xăng dầu Hàn Quốc ồ ạt về Việt Nam: Lo thất thu thuế

Theo Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam (VINPA), ông Phan Thế Ruệ, để không bị thất thu ngân sách do các doanh nghiệp đầu mối tăng cường nhập khẩu xăng từ Hàn Quốc để được hưởng thuế nhập khẩu thấp, Hiệp hội đ