Giá dầu châu Á tăng đạt “đỉnh” từ năm 2014

Giá dầu tại châu Á tiếp tục tăng và đạt mức “đỉnh” kể từ năm 2014 trong phiên 10/1.

Nguyên nhân là các nước sản xuất dầu tiếp tục cắt giảm sản lượng và nhu cầu đối với dầu cao, bất chấp việc giới phân tích cảnh báo rằng các thị trường có thể quá nóng.  

Giá dầu châu Á tăng đạt “đỉnh” kể từ năm 2014. Ảnh: EPA

Vào lúc 13 giờ 48 phút giờ Việt Nam, tại thị trường Singapore, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 0,8%, tương đương 48 xu Mỹ lên 63,44 USD/thùng, sau khi có lúc tăng chạm mức 63,53 USD/thùng, một mức cao kể từ tháng 12/2014. Giá dầu Brent Biển Bắc tăng 0,5%, tương đương 33 xu Mỹ, lên 69,15 USD/thùng.

William O’Loughlin, chuyên gia phân tích đầu tư tại Rivkin Securities, Australia, cho biết các yếu tố chủ đạo chi phối thị trường dầu trong phiên này vẫn là việc Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và Nga cùng các nước sản xuất dầu khác gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng khai thác dầu đến hết năm nay và dự trữ “vàng đen” giảm.

Viện Dầu khí Quốc gia Mỹ (API) ngày 9/1 cho biết dự trữ dầu của nước này giảm 11,2 triệu thùng xuống 416,6 triệu thùng dầu trong tuần kết thúc vào ngày 5/1. Trong khi đó, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) nâng dự báo tăng trưởng nhu cầu về dầu thế giới trong năm 2018 thêm 100.000 thùng dầu/ngày so với dự báo trước đó. Theo dự kiến, EIA sẽ công bố dữ liệu chính thức về dự trữ dầu vào ngày hôm nay (10/1).

Hiện xuất hiện nhiều chỉ dấu cho thấy thị trường dầu đang quá nóng. Tại Mỹ, sản lượng khai thác dầu được dự đoán sẽ vượt ngưỡng 10 triệu thùng dầu/ngày trong tháng này, chạm tới các mức trước đây chỉ Nga và Saudi Arabia đạt được. Tại châu Á, khu vực tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới, các nhà máy lọc dầu đang trải qua thời kỳ khó khăn khi giá dầu cao và nguồn cung nhiên liệu dôi dư. Giá dầu tại châu Á hiện đang cao hơn mọi nơi trên thế giới.

Nguồn tin:  bnews.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Dầu thô – Tóm lược Q4/2020 và Triển vọng cho Q1/2021

Năng lượng là lĩnh vực hoạt động kém nhất của thị trường hàng hóa trong Q1 năm 2020. Các thị trường bị tác động nhiều nhất trong một giai đoạn thường trở nên hoạt động tốt nhất trong giai đoạn tiếp theo..

EIA: Sản lượng dầu đá phiến của Mỹ tăng 125.000 thùng/ngày trong tháng 5

 
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết sản lượng dầu đá phiến của Mỹ được dự kiến tăng trong tháng 5, tháng tăng thứ 4 liên tiếp, do sản lượng kỷ lục tại lưu vực Permian ở Tây Texas và New..

Dầu đi vào contago, cho thấy giai đoạn dư thừa trong thời gian tới

 
Thị trường dầu có vẻ như sẽ có ít nhất là bốn tháng nhu cầu chịu sức sép vì sự bùng phát virus corona của Trung Quốc, với phần lớn thặng dư dự kiến ​​sẽ không xóa sạc..

Hàng hóa TG tuần tới 25/11: Giá dầu và đường tăng mạnh

Tuần qua giá dầu tiếp tục tăng, dầu WTI lên mức cao nhất 2 năm rưỡi, điều này tác động đẩy giá đường tăng theo.
Năng lượng: Giá dầu tăng tuần thứ 3 li..