A-rập Xê-út giảm sự phụ thuộc vào xuất khẩu dầu mỏ

A-rập Xê-út mới đây công bố một số dự án lớn nhằm đưa nền kinh tế thoát khỏi sự phụ thuộc vào xuất khẩu dầu mỏ. Kế hoạch xây dựng một khu công nghiệp và thương mại khổng lồ trị giá 500 tỷ USD trên khu vực biên giới giáp Ai Cập và Gioóc-đa-ni, cũng như Dự án Biển Ðỏ với các khu nghỉ dưỡng tuyệt đẹp của A-rập Xê-út đang thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư.

Một hội nghị đầu tư được tổ chức ở Ri-i-át. Ảnh ROI-TƠ
 

Với chủ đề “Sáng kiến đầu tư tương lai”, hội thảo doanh nghiệp quốc tế diễn ra tại thủ đô Ri-i-át của A-rập Xê-út đã thu hút sự tham gia của 3.500 đại biểu đến từ 88 quốc gia. Ðiều này cho thấy sự quan tâm của các nhà đầu tư đối với quốc gia xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới này. Tại hội thảo, Thái tử A-rập Xê-út M.Xan-man thông báo kế hoạch xây dựng khu công nghiệp và thương mại NEOM trên diện tích 26.500 km2, chú trọng vào các lĩnh vực như năng lượng, nước sạch, công nghệ sinh học, thực phẩm, chế tạo và giải trí.

Ðược coi là trọng tâm của chiến lược đầu tư mới, Chính phủ A-rập Xê-út, Quỹ Ðầu tư công (PIF), các nhà đầu tư trong nước và quốc tế dự kiến sẽ rót hơn 500 tỷ USD vào NEOM trong những năm tới. Giới chức A-rập Xê-út kỳ vọng chương trình tư nhân hóa, trong đó có kế hoạch bán 5% số cổ phiếu của Tập đoàn năng lượng khổng lồ Saudi Aramco, sẽ giúp huy động 300 tỷ USD cho nền kinh tế vốn đang chịu tác động xấu của tình trạng giá dầu thấp, giảm mạnh từ mức hơn 100 USD/thùng hồi giữa năm 2014 xuống còn hơn
50 USD/thùng hiện nay. NEOM được hy vọng sẽ làm giảm số lượng tiền chảy khỏi A-rập Xê-út bằng việc mở rộng các lựa chọn đầu tư địa phương. Ri-i-át cho biết, đã làm việc với các nhà đầu tư tiềm năng và sẽ hoàn thiện giai đoạn đầu của dự án vào năm 2025.

Nằm kề Biển Ðỏ cũng như Vịnh A-ca-ba và gần các tuyến thương mại đường biển sử dụng Kênh đào Xu-ê của Ai Cập, khu công nghiệp và thương mại NEOM sẽ là cửa ngõ dẫn tới Cây cầu hữu nghị Quốc vương Xan-man nối Ai Cập và A-rập Xê-út. NEOM nằm trên một trong những tuyến huyết mạch kinh tế sôi động và quan trọng nhất thế giới. Vị trí chiến lược của khu kinh tế này cũng sẽ giúp tạo đà phát triển nhanh của khu vực, trở thành một trung tâm toàn cầu kết nối châu Á, châu Âu và châu Phi.

Mặc dù là quốc gia giàu có nhờ có nguồn thu khổng lồ từ xuất khẩu dầu mỏ, nền kinh tế A-rập Xê-út phải chật vật vượt qua giai đoạn giá dầu liên tục giảm. Nước này đã triển khai một loạt cải cách kinh tế – xã hội sâu rộng. Với kế hoạch phát triển kinh tế mang tên “Tầm nhìn 2030”, trong đó coi du lịch là một trong những lĩnh vực kinh tế quan trọng nhất, nhằm tăng nguồn thu ngoài dầu mỏ, A-rập Xê-út công bố một dự án du lịch quốc tế mang tên Dự án Biển Ðỏ. Nhằm thu hút thêm khách du lịch để thúc đẩy nền kinh tế, dự án được xây dựng tại một trong những địa điểm có môi trường tự nhiên phong phú và đẹp nhất thế giới, với sự tham gia của các tập đoàn khách sạn hàng đầu thế giới. Các khu nghỉ dưỡng tuyệt đẹp sẽ được xây dựng trên hơn 50 hòn đảo tự nhiên ở Biển Ðỏ giữa các thành phố Am-la-giơ và An Giao, cách không xa một khu bảo tồn và các núi lửa không hoạt động ở khu vực Ha-rát An-ra-hát. Theo kế hoạch, hoạt động xây dựng nền móng của dự án sẽ được thực hiện vào quý III-2019 và giai đoạn đầu xây dựng sẽ được hoàn tất vào quý IV-2022.

Nhằm thu hút các nhà đầu tư, Ri-i-át đang thực hiện cắt giảm các thủ tục rườm rà, loại bỏ tệ quan liêu và các rào cản đối với hoạt động đầu tư. A-rập Xê-út thông báo sẽ cho phép các nhà đầu tư chiến lược nắm giữ hơn 10% số cổ phần trong các công ty đã niêm yết của nước này. 

Nguồn tin: nhandan.com.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Giá dầu tăng 0,3% trên thị trường châu Á

Trong phiên giao dịch sáng 12/3, giá dầu châu Á tăng do số lượng giàn khoan dầu khí của Mỹ giảm và nhu cầu dầu được dự đoán sẽ nhích lên khi số liệu cho thấy kinh tế Mỹ tiếp tụ..

Mua lít xăng, người dân trả thêm bao nhiêu nếu tăng thuế môi trường?

Mỗi lít xăng gánh thuế nhập khẩu 20%, thuế TTĐB 10%, VAT 10%, thuế môi trường hiện tại 3.000 đồng/lít. Nếu thuế môi trường lên 4.000 đồng thì người dùng phải gánh thêm 1.000 đồng.
T..

Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiếp tục nhập khẩu dầu thô Iran

Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không chú ý đến lời kêu gọi các đồng minh của Bộ Ngoại giao Mỹ để ngừng nhập khẩu dầu thô Iran từ ngày 4 tháng 11, khi các biện pháp trừng phạt mới nhất sẽ bắt đầu c

Rosneft dự định đầu tư hơn 16 tỷ USD trong năm 2018

Rosneft, “gã khổng lồ” trong ngành sản xuất dầu mỏ của Nga, ngày 18/12 dự kiến tổng đầu tư của doanh nghiệp này trong năm 2018 sẽ tăng lên 950 tỷ ruble (rúp) tương đương khoảng 16,2 tỷ USD.
B