TT dầu TG ngày 26/1: Giá giảm do triển vọng nhu cầu ngắn hạn suy yếu

 

Giá dầu giảm trong ngày hôm nay do đồng USD ngừng sụt giảm và do các yếu tố cung cầu trên thị trường dầu mỏ được dự kiến suy yếu trong tương lai gần.

Dầu thô Brent kỳ hạn ở mức 70,11 USD/thùng, giảm 31 cent hay 0,4% so với đóng cửa phiên trước. Dầu thô Brent trong phiên trước đã đạt mức 71,28 USD/thùng, cao nhất kể từ tháng 12/2014.

Dầu thô ngọt nhẹ WTI kỳ hạn của Mỹ ở mức 65,24 USD/thùng, giảm 27 cent hay 0,4% so với đóng cửa phiên trước. Dầu WTI cũng đạt 66,66 USD/thùng trong phiên trước, cao nhất kể từ tháng 12/2014.

Các thương nhân cho biết giá dầu nhận được một số hỗ trợ từ đồng USD yếu. Đồng USD hiện nay ngừng sụt giảm sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông muốn một đồng USD mạnh. Các thương nhân thường dịch chuyển dòng tiền giữa đồng USD và dầu thô kỳ hạn, phụ thuộc vào triển vọng cụ thể. Do dầu mỏ được giao dịch bằng đồng USD, sự biến động trong đồng bạc xanh này cũng có thể tác động tới nhu cầu dầu do ảnh hưởng tới giá nhiên liệu tại các nước sử dụng đồng nội tệ khác.

Bên ngoài thị trường tiền tệ, giới phân tích cho biết triển vọng ngắn hạn đối với dầu mỏ hơi yếu hơn. Georgi Slavov, giám đốc nghiên cứu tại công ty môi giới hàng hóa Marex Spectron cho biết “nguồn cung duy trì cao … đối với dầu thô và chúng tôi dự kiến sẽ tăng hơn nữa. Dự đoán của chúng tôi được neo với việc cải thiện tiềm năng trong năng suất các giàn khoan dầu Mỹ, tăng số lượng danh nghĩa giàn khoan hoạt động và một cơ hội mạnh cho các nhà sản xuất khác ngoài OPEC tăng cường xuất khẩu”.

Sản lượng dầu mỏ của Mỹ tăng hướng tới 10 triệu thùng/ngày, đã đạt 9,88 triệu thùng/ngày trong tuần trước. Sản lượng tăng hơn 17% kể từ giữa năm 2016, và hiện nay ngang với nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới Saudi Arabia. Chỉ có Nga sản xuất trung bình hơn 10,98 triệu thùng/ngày trong năm 2017.
Sự gia tăng sản lượng của Mỹ đang đe dọa phá hoại nỗ lực hạn chế nguồn cung để siết chặt thị trường và hỗ trợ giá của OPEC và Nga.

Sự hạn chế nguồn cung này cộng với tăng trưởng nhu cầu mạnh đã góp phần cho giá dầu tăng gần 60% kể từ giữa năm 2017, do tồn kho dầu thô dư thừa khắp thế giới dần dần đã giảm.

Bất chấp triển vọng nhu cầu dầu mỏ mạnh, Slavov cho biết có yếu tố tác động ngược trong ngắn hạn bởi nhu cầu đỉnh điểm trong mùa đông tại bắc bán cầu sắp kết thúc.

Nhiều nhà máy lọc dầu đóng cửa sau mùa đông để bảo dưỡng, dẫn đến các đơn hàng dầu thô ít đi. Slavov nói “nhu cầu bắt đầu suy yếu do công suất lọc dầu được rút khỏi thị trường này”.

Nguồn tin: vinanet.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Cháy tàu Hải Hà 18 chở xăng ở Hải Phòng: Nhiều câu hỏi cần làm rõ

Dư luận đặt nhiều câu hỏi sau vụ tàu Hải Hà 18 bất ngờ bốc cháy dữ dội khi đang bơm xăng A92 vào kho chứa tại cầu cảng K99 (Đình Vũ – Hải Phòng). 
Tại sao lại là xăng A92?
Đó ..

Giá dầu châu Á giảm do ba nhà sản xuất dầu hàng đầu tăng sản lượng

 
Giá dầu châu Á đi xuống trong phiên sáng 28/5, nối dài đà suy giảm của phiên trước đó trong bối cảnh thị trường đang chờ đợi việc ba nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới l

Kiến nghị truy thu tiền chậm nộp thuế gần 2 năm đối với Mipec

Thanh tra Chính phủ đang kiến nghị truy thu tiền chậm nộp thuế đối với Công ty Cổ phần Hóa dầu Quân đội (Mipec) do chậm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp khi chuyển nhượng bất động tại dự án 229 Tây Sơn (Hà..

Giá xăng dầu hôm nay – 16/6: Tăng trở lại, dầu Brent giao trên 119 USD/thùng

Ghi nhận vào 8h30 sáng nay – 16/6 (theo giờ Việt Nam), giá dầu WTI giao ở mức 116,8 USD/thùng; giá dầu Brent giao ở mức 119,8 USD thùng.
Giá xăng dầu thế giới
Dữ liệu từ oilprice cho thấy, lúc 8h30 ngày 16/6 (giờ Việt Nam), giá dầu thô WTI của ..