Trung Quốc hiện giờ sản xuất dầu ở nước ngoài nhiều hơn trong nước

Trung Quốc là một trong những nước tiêu thụ dầu lớn phụ thuộc nhiều nhất vào nhập khẩu, nhưng dường như nhập khẩu không phải là vấn đề duy nhất của quốc gia này. Rõ ràng, sản xuất từ ​​những mỏ dầu mà các công ty dầu mỏ Trung Quốc sở hữu ở nước ngoài giờ đây đã vượt quá sản lượng trong nước, làm tăng sự lệ thuộc của nước này vào nguồn dầu mỏ nước ngoài.

Michael Lelyveld, chuyên gia phân tích cho Radio Free Asia, viết rằng bản thân điều này không phải là vấn đề. Vấn đề là nhiều dầu được sản xuất bởi những tài sản ở nước ngoài này không kết thúc ở Trung Quốc vì nhiều lý do khác nhau, trong đó có chi phí vận chuyển và sự khác biệt trong thu nhập nếu nó được xuất khẩu sang một thị trường khác thay vì nhập vào Trung Quốc.

Vấn đề về sự phụ thuộc vào nguồn dầu nước ngoài càng thêm nghiêm trọng vì sản lượng trong nước đang giảm và sẽ tiếp tục giảm. Trong dự báo thị trường dầu thô 5 năm mới nhất của nước này, Cơ quan Năng lượng Quốc tế ước tính sản lượng dầu thô nội địa của Trung Quốc chỉ đủ đáp ứng 29,7% nhu cầu trong năm nay, và sẽ giảm xuống 25% vào năm 2023.

Điều này có nghĩa là Trung Quốc sẽ phải dựa vào dầu nhập khẩu và các mỏ dầu sản xuất ở nước ngoài để đáp ứng tới 75% nhu cầu của nước này. Đó là con số quá lớn để bất kỳ quốc gia nào cảm thấy thoải mái. Tuy nhiên, Trung Quốc không có nhiều lựa chọn, vì sự sụt giảm trong sản xuất nội địa phần lớn là kết quả của quá trình cạn kiệt giếng dầu tự nhiên.

Đúng vậy, Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền đối với các nguồn tài nguyên ở Biển Đông, nhưng ngoài việc phải đối mặt với các tranh chấp lãnh thổ từ những nước láng giềng ở đó, các nguồn tài nguyên này có thể không lớn như Bắc Kinh mong đợi. Trung Quốc cũng có trữ lượng dầu và khí đá phiến đáng kể, nhưng có thể là quá tốn kém để khai thác.

Vì vậy, Trung Quốc quay lại với việc nhập khẩu từ mỏ dầu ở nước ngoài. Trung Quốc đã làm rất tốt trong thời gian thiếu dầu, tăng cường nhập khẩu để lấp đầy các kho dự trữ chiến lược. Nhưng nhu cầu vẫn tiếp tục tăng và do đó nhập khẩu cũng phải tăng. Trung Quốc hiện là nhà nhập khẩu dầu lớn nhất trên thế giới, nhưng là nước may mắn khi hưởng lợi từ cuộc cạnh tranh leo thang giữa OPEC và Hoa Kỳ, điều này đã dẫn tới sự đa dạng hóa trong nhập khẩu khi OPEC hạn chế sản xuất để đẩy giá lên, mà không quan tâm tới sự gia tăng điên cuồng trong sản xuất ở Mỹ.

Tuy nhiên, việc mở rộng nguồn dầu của Trung Quốc ra nước ngoài chắc chắn sẽ còn tiếp tục. Đơn giản là vì quốc gia này không có nhiều lựa chọn khác. Đơn cử như, Trung Quốc là một trong những nhà khai thác dầu mỏ lớn nhất ở Biển Bắc. Nước này cũng có một sự hiện diện đáng kể ở Kazakhstan, cũng như ở Mỹ Latinh, nổi tiếng nhất ở Venezuela, nơi mà Trung Quốc là một trong hai nước cho vay lớn nhất đối với quốc gia Nam Mỹ đang gặp khó khăn này và nó nắm giữ hầu hết nợ vay bằng thỏa thuận đổi dầu lấy tiền mặt.

Bây giờ, Trung Quốc cũng đang hướng về phía bắc. Cùng với Nga, nước này đang khảo sát tiềm năng hydrocacbon chưa được khai thác tiềm ẩn của biên giới tiếp theo, làm cho có thể tiếp cận dễ dàng hơn bởi biến đổi khí hậu. Chính sự biến đổi khí hậu đã làm dấy lên mối quan tâm của Trung Quốc đối với dầu và khí đốt ở Bắc cực: khi băng tan ở Bắc cực, các tuyến vận tải mới mở ra, làm cho việc sử dụng thương mại đối với dầu và khí đốt ở Bắc Cực có tính khả thi đối với Trung Quốc.

Liệu điều đó có đủ để làm thỏa mãn cơn đói về dầu mỏ của quốc gia này? Chắc chắn là không. Việc thăm dò dầu khí ở Bắc cực là một công việc lâu dài. Nhưng trong bối cảnh Trung Quốc phụ thuộc vào nguồn dầu ở nước ngoài, điều này trở nên dễ hiểu hơn nhiều tại sao Bắc Kinh lại quá nhiệt tình trong việc thúc đẩy đẩy năng lượng tái tạo và các xe điện- bất cứ điều gì nhằm làm giảm sự phụ thuộc nặng nề vào dầu mỏ của nước này.

Nguồn tin: xangdau.net

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

OPEC không muốn đẩy giá dầu lên bất kỳ mức giá bất hợp lý nào

Trong khi “thông cảm” với khách hàng đang chịu tác động của đà tăng giá gần đây, Saudi Arabia vẫn lo ngại rằng các khoản đầu tư ở thượng nguồn vẫn chưa đạt đến một “mức hợp l

Thế giới đã được chuẩn bị tốt hơn trước các cú sốc dầu mỏ

Giá dầu tăng đột ngột trong tuần qua đã làm dấy lên những lo ngại về nguy cơ thiếu hụt nguồn cung, tuy nhiên, giới phân tích lại cho rằng triển vọng thị trường năng lượng không quá mức bi ..

TT dầu TG ngày 23/3: Giá tăng hơn 1% do thỏa thuận sản lượng có thể kéo đến năm 2019

Giá dầu tăng hơn 1% trong sáng nay, bởi kế hoạch của Saudi Arabia đối với thỏa thuận hạn chế sản lượng đã có hiệu lực năm 2017 có thể được kéo dài tới năm 2019 để siết chặt thị trường.
Sự gia tăng c..

Thị trường ngày 25/12: Vàng, dầu, cao su, sắt thép và các hàng hoá khác đồng loạt tăng giá

 Các thị trường phấn chấn khi Anh và Liên minh Châu Âu đã đạt được thỏa thuận thương mại hậu Brexit, kết thúc phiên giao dịch hầu hết các mặt hàng từ dầu, vàng, kim loại v