Giá dầu thế giới tiếp tục tăng

  Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh của cuối tuần trước, vọt tăng trong phiên giao dịch sáng ngày 13/9 (giờ Việt Nam) trong bối cảnh nhiều giàn khoan dầu ngoài khơi ở Vịnh Mexico vẫn đóng cửa và nguồn cung của Mỹ bị ảnh hưởng bởi hậu quả của bão Ida.

 
 
Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh của cuối tuần trước trong bối cảnh nhiều giàn
khoan dầu ngoài khơi ở Vịnh Mexico vẫn đóng cửa do ảnh hưởng của bão Ida. (Ảnh: aa.com.tr)

Theo đó, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô Brent tăng 0,7%, giao dịch ở mức 73,4 USD/thùng, trong khi đó giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ tăng 0,72% lên 70,22 USD/thùng, đây là mức tăng mạnh nhất của cả hai loại dầu trên kể từ ngày 3/9.

Giá dầu ngày 13/9 duy trì đà tăng mạnh chủ yếu do thị trường dầu thô lo ngại nguồn cung dầu bị thiếu hụt trong ngắn hạn khi các hoạt động sản xuất, khai thác dầu ở Vịnh Mexico chưa thể khôi phục, và tình trạng này được nhận định sẽ kéo dài đến hết tháng 9/2021.

Bão Ida hoành hành với sức gió lên tới 240 km/h đã khiến hầu hết sản lượng khai thác dầu mỏ và khí đốt ngoài khơi của Mỹ bị cắt giảm trong hơn một tuần qua, làm hư hại các giàn khoan và những cơ sở hỗ trợ trên bờ. Khoảng 95% hoạt động sản xuất dầu khí ngoài khơi ở khu vực này vẫn bị đình trệ và 79 giàn khoan dừng hoạt động sau khi cơn bão đổ bộ vào Mỹ trong ngày 29/8. Ida được đánh giá là siêu bão mạnh nhất đổ bộ vào bang Lousiana kể từ sau siêu bão Katrina cách đây 16 năm khiến hơn 1.800 người thiệt mạng và gây thiệt hại 125 tỷ USD.

Bên cạnh đó, giá dầu thế giới tăng mạnh do nhu cầu dầu của Mỹ tiếp tục đi lên, đạt mức cao kỷ lục vào tuần trước trong khi tồn kho sản phẩm đã giảm xuống mức thấp nhất trong 2 năm qua.

Một số nhà phân tích nhận định, nếu xu hướng nhu cầu được duy trì, giá dầu có khả năng tăng nhiều hơn nữa trong phần còn lại của năm. 

Nhu cầu tiêu thụ dầu thô cũng được kỳ vọng cải thiện mạnh khi tình hình thiếu hụt nhiều loại hàng hoá thiết yếu ở Mỹ, châu Âu sẽ là động lực thúc đẩy các nhà sản xuất ở khu vực châu Á đẩy mạnh sản xuất nhằm nắm bắt thời cơ của thị trường.

Ngoài tác động của cơn bão Ida, sự chú ý của thị trường trong tuần này sẽ tập trung vào những sửa đổi đối với triển vọng nhu cầu dầu cho năm 2022 từ Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA).

Năm 2021, OPEC dự kiến nhu cầu dầu sẽ tăng 5,95 triệu thùng/ngày, cao hơn con số của IEA là 5,3 triệu thùng/ngày và dự báo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) là 5 triệu thùng/ngày.

Theo EIA, nhu cầu dầu thế giới tháng 8 đã giảm 400.000 thùng/ngày so với tháng 7 xuống 98,4 triệu thùng/ngày, con số này cao hơn 5,7 triệu thùng/ngày so với cùng kỳ năm 2020, nhưng thấp hơn 4 triệu thùng/ngày so với năm 2019.

OPEC dự kiến sẽ công bố báo cáo hàng tháng trong ngày 13/9. Theo đó, tổ chức này có thể sẽ điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu năm 2022, khi sự lây lan của biến thể Delta đe dọa tốc độ phục hồi mức tiêu thụ nhiên liệu./.

Nguồn tin: ĐCSVN

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Các nhà sản xuất dầu ở Mỹ sẵn sàng tự huy động vốn

Một phần năm các nhà sản xuất dầu thô của Mỹ đang có kế hoạch sử dụng dòng tiền từ hoạt động của họ để mở rộng sản xuất mới, một cuộc khảo sát từ Haynes

Giá xăng dầu hôm nay 18/8: Dầu thô quay đầu giảm | Hoanghungpetro.com.vn

 Đồng USD mạnh hơn cộng với lo ngại về suy thoái kinh tế và khả năng thị trường sẽ được bổ sung hàng trăm ngàn thùng dầu tư Iran đã khiến giá dầu hôm nay giảm mạnh.
Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 18/8/2022, theo giờ Việt Nam, trên sàn New Yor..

Đề xuất tăng kịch khung thuế BVMT xăng dầu: Câu hỏi về sự “nhất trí cao”

Liên quan đến đề nghị tăng kịch trần thuế bảo vệ môi trường (BVMT) với nhiều mặt hàng xăng dầu, Bộ Tài chính cho biết đã nhận được 60 ý kiến tham gia (trong đó 40/60 ý kiến nhất trí ..

Sự chuyển đổi lớn nhất về dòng chảy của dầu kể từ những năm 1970

Sự chuyển đổi lớn nhất về dòng chảy thương mại dầu kể từ lệnh cấm vận dầu mỏ của Ả Rập những năm 1970 đang diễn ra — và mọi thứ có thể không bao giờ trở lại bình thường. Việc Nga xâm lược Ukraine và các lệnh trừng phạt đối với xuất khẩu dầu của Nga đ..