Bộ trưởng Năng lượng Iran: Nga có thể rút ra khỏi thỏa thuận OPEC

Nga có thể rút khỏi thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu của OPEC trước cuối năm 2018 hoặc ngay sau đó -vì nước này không có nghĩa vụ phải tuân theo nó, Bộ trưởng Năng lượng Iran Bijan Zanganeh cho biết. Nga “không có cam kết sẽ duy trì tuân thủ thỏa thuận vào cuối năm nay và OPEC có thể chọn cách thay đổi kế hoạch mà tôi nghĩ là sẽ không xảy ra”, Zanganeh nói.

Cho đến nay, Nga vẫn tiếp tục tuân thủ thỏa thuận, mặc dù Bộ trưởng Năng lượng Alexander Novak đã đề cập rằng thỏa thuận này có thể kết thúc sớm hơn tháng 12 năm 2018 nếu thị trường dầu mỏ tái cân bằng. Nga đã đặt mục tiêu cắt giảm 300.000 thùng/ngày từ mức sản xuất hàng ngày cao kỷ lục vào tháng 10 năm 2016, với trung bình là 11,2 triệu thùng/ngày.

Tuy nhiên, những nhận xét này đã được đưa ra khi có dấu hiệu cho thấy tình trạng thừa cung dầu toàn cầu đang thu hẹp lại và nhu cầu đang tăng lên. Hiện giờ, sản xuất ngoài OPEC cũng đang tăng trưởng, đáng chú ý nhất, tất nhiên, là ở Hoa Kỳ. Cơ quan Thông tin Năng lượng cho biết sản lượng tuần trước đã đạt 10.38 triệu thùng/ngày, từ 10.37 triệu thùng/ngày một tuần trước đó.

Trong ấn bản mới nhất của Báo cáo Thị trường Dầu hàng tháng (MOMR), OPEC cho biết sản lượng ngoài nhóm sẽ đủ đáp ứng cho tăng trưởng nhu cầu dầu trong năm nay. Nguồn cung phi OPEC “hiện nay được dự kiến ​​sẽ tăng trưởng với tốc độ nhanh hơn, dẫn đến việc điều chỉnh tăng so với năm trước thêm 0.26 triệu thùng/ngày lên mức trung bình 1.66 triệu thùng/ngày, so với MOMR trước đó”, OPEC cho biết, và nhấn mạnh rằng động lực tăng trưởng sẽ là Mỹ, Canada, Brazil, và Anh.

Nhưng OPEC và Nga không chỉ gặp vấn đề với sản lượng. Xuất khẩu từ Hoa Kỳ cũng đang tăng lên- lấy mất thị phần của OPEC ở châu Á – một thị trường trọng điểm. Chả trách lại bắt đầu có tin đồn về việc kết thúc thỏa thuận sớm hơn.

Rồi thì có sự bất đồng quan điểm trong nội bộ về giá dầu, một lần nữa Ảrập Xêút đối đầu với Iran. Tuy nhiên, lần này, cuộc tranh luận là về việc xác định mức giá tốt nhất cho mặt hàng này. Sự chia rẽ, dường như bắt nguồn từ sự khẳng định của Ảrập Xê út rằng dầu thô nên được giữ gần hơn với mức giá 70 đô la một thùng – là mức mà Brent đã đạt đến trong một thời gian ngắn vào đầu năm nay – trong khi Iran khăng khăng rằng 60 đô la Mỹ là mức tốt hơn để giao dịch dầu.

Nguồn tin: xangdau.net

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Giá xăng dầu hôm nay 5/1/2022: Bật tăng mạnh

Giá xăng dầu hôm nay 5/1/2022: WTI ngưỡng 77,98 USD/thùng, dầu Brent 80,00 USD/thùng.
Cập nhật giá xăng dầu đầu phiên sáng 5/1/2022 với những thông tin mới nhất.
Giá dầu tăng mạnh sau khi OPEC đồng ý tăng sản lượng, trong bối cảnh biến thể Omi..

“Soi” đối thủ của Petrolimex vụ thâu tóm Lọc dầu Dung Quất

Đối thủ của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) trong vụ thâu tóm Lọc dầu Dung Quất là công ty Indian Oil sở hữu nhà máy lọc dầu lớn nhất của Ấn Độ với sản phẩm chiếm gần một nửa thị phần dầu mỏ quốc..

Petrolimex tính thuế có lợi cho các đầu mối nhập khẩu?

Tiến sĩ Lê Bá Chí Nhân nhận định, phải xem lại cách tính của Petrolimex bằng một cơ quan độc lập. 
Tính thuế theo cách nào cũng đúng!
Ngày 26/2, Thủ tướng Nguyễn Xu

Giá năng lượng trên thị trường thế giới ngày 2/3/2018 | Hoanghungpetro.com.vn

Giá dầu Brent phục hồi nhẹ trong sáng nay (2/3/2018 – giờ Việt Nam) chấm dứt chuỗi 3 phiên giảm liên tiếp. Nguyên nhân chủ yếu do đồng USD giảm mạnh do lo ngại chính sách bảo hộ của Mỹ sẽ khơi..