Liệu thị trường dầu có đang thắt chặt quá nhanh?


Sản lượng dầu của OPEC lại giảm một lần nữa trong tháng trước, giúp thị trường dầu thắt chặt hơn nữa.

Sản lượng chung của nhóm này đã giảm 201.400 thùng/ngày trong tháng 3, so với một tháng trước đó. Đây là tháng giảm mạnh nhất kể từ tháng 11 và làm cho tổng sản lượng của OPEC xuống 31,958 triệu thùng/ngày, mức thấp nhất trong 1 năm.

Đúng như dự đoán, Venezuela mất một lượng đáng kể sản lượng, giảm 55.300 thùng/ngày, xuống còn 1,488 triệu thùng/ngày, theo Báo cáo Thị trường Dầu mỏ mới nhất của OPEC. Nhưng những mất mát trong sản lượng liên tục ở Venezuela không thực sự gây ngạc nhiên. Mà đáng ngạc nhiên là sản lượng giảm khá lớn ở những nơi khác, trong đó có Algeria (-49.500 thùng/ngày), Angola (-81.700 thùng/ngày), Iraq (-13.100 thùng/thùng), Libya (-37.200 thùng/ngày) và Saudi Arabia (-46.900 thùng/ngày).

Một số trong những nước đó đã chứng kiến ​​sự biến động sản lượng, có lẽ là do bảo trì, và không chắc là sự sụt giảm này sẽ diễn ra trong một thời gian. Nhưng Venezuela đang sản xuất thấp hơn gần 500.000 thùng/ngày so với mục tiêu của nước này như là thỏa thuận OPEC, nghĩa là mức độ tuân thủ của OPEC là trên 100%.

Như Bloomberg ghi nhận, sự sụt giảm liên tục của sản lượng Venezuela và nguy cơ đối với sản xuất dầu của Iran do các biện pháp trừng phạt của Mỹ có thể dẫn đến nguồn cung bị lấy ra khỏi thị trường tăng gấp đôi so với OPEC dự định. Cũng cần lưu ý rằng Mỹ đang cân nhắc các biện pháp trừng phạt đối với Venezuela, điều này có thể khiến mức sản lượng bị mất thậm chí còn nhiều hơn.

Nhu cầu dầu có vẻ mạnh mẽ ở mức 1,65 triệu thùng/ngày, tăng 30.000 thùng/ngày so với báo cáo tháng trước. Nhu cầu tăng cao đang làm thắt chặt thị trường dầu nhanh hơn nhiều người đã dự báo ​​vào thời điểm này, và nhu cầu là một biến số quan trọng đã ảnh hưởng mạnh đến giá dầu trong vài năm qua, có lẽ nhiều hơn một số người nghĩ.

Tất cả điều này có nghĩa là thị trường dầu đang thắt chặt đáng kể. OPEC ước tính rằng tồn kho dầu thương mại ở các nước OECD đã giảm xuống chỉ còn cao hơn 43 triệu thùng so với mức trung bình 5 năm, giảm so với hơn 300 triệu thùng một năm trước đó. Nói cách khác, gần 90% lượng hàng tồn kho dư thừa đã biến mất.

Những con số đó đã được đưa ra cùng một lúc, và đúng là như thế, có một số vấn đề với chúng. Tầm quan trọng của mức trung bình 5 năm đã giảm bớt theo thời gian bởi vì chuẩn đo này ngày càng bao gồm nhiều năm dư thừa. Rốt cuộc rồi cũng thay đổi những điều kiện đã được chấp nhận để bàn bạc thỏa thuận.

Một bức tranh sắc nét hơn đến từ báo cáo mới nhất của OPEC. Bloomberg ghi nhận theo dữ liệu của OPEC, trữ lượng dầu có thể giảm với tốc độ 1,3 triệu thùng/ngày vào nửa cuối năm 2018, điều này sẽ làm thắt chặt thị trường mạnh mẽ trong năm nay. Đây cũng là một con số tích cực hơn nhiều so với các nhà phân tích đã nghĩ tới cách đây vài tháng khi sản lượng đá phiến của Mỹ thực sự được đánh giá cao.

Tuy nhiên, tất cả các tín hiệu đều cho thấy OPEC sẽ cố gắng duy trì cắt giảm cho đến cuối năm nay. Ả rập Xê út được cho là đang nhắm tới giá dầu 80 đô la, do đó, hiện nay, nhóm này không lo lắng về việc thị trường thắt chặt. Đúng là như thế, tuy nhiên, có một sự căng thẳng cho OPEC vì nó làm rút bớt dầu tồn kho và đẩy giá dầu lên cao. Nguy cơ là đá phiến Mỹ sẽ phát triển với tốc độ nhanh hơn dự kiến. Thực vậy, sản lượng ở Permian đang tăng vọt ngay bây giờ bởi vì OPEC đã đẩy giá dầu vượt ngưỡng giá hòa vốn của phần lớn các doanh nghiệp trong ngành.

Ngay cả khi sản lượng OPEC giảm 200.000 thùng/ngày trong tháng 3, nhưng tổng cung dầu thực tế trên toàn cầu đã tăng thêm 180.000 thùng/ngày – chủ yếu là do đá phiến Mỹ. Vì vậy, khi OPEC cắt giảm sản xuất, thì đá phiến Mỹ chỉ đơn giản là lấp đầy khoảng trống.

Tuy nhiên, có một vài điều đang tạo thuận lợi cho OPEC, có thể cho phép nhóm này chịu đựng sản lượng đá phiến cao hơn. Thứ nhất, nhu cầu rất mạnh. Thứ hai, bất ổn địa chính trị đang làm tăng giá dầu. Thứ ba, sản lượng một số nước bị sụt giảm không phải là tự nguyện, đặc biệt là trong trường hợp của Venezuela. Điều này là không tốt đối với Venezuela, nhưng đối với các thành viên mạnh mẽ hơn của cartel, điều đó có lợi cho họ. Cuối cùng, đá phiến Mỹ có thể gặp phải tình trạng tắc nghẽn làm cản trở sản lượng cao hơn ngay cả khi giá dầu tăng cao hơn nữa.

Nói cách khác, ngay cả khi các thành viên của OPEC dường như đang đánh mất lợi thế so với đá phiến nhưng họ vẫn có thể thấy lợi ích của việc duy trì cắt giảm và đẩy giá dầu lên cao hơn nữa.

Nguồn tin: xangdau.net

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Saudi cần giá dầu 88 USD/thùng

Giá dầu cao hơn đã mang lại một sự thúc đẩy cho nền kinh tế của các nước xuất khẩu dầu mỏ như Saudi Arabia. Tuy nhiên, những rủi ro kinh tế trong tương lai đang “nghiêng về mặt bất lợi”, Quỹ tiền tệ quốc tế cho..

Brazil giảm một nửa các quy định phải mua trong nước của ngành dầu mỏ

Chính phủ Brazil cho biết hôm 22/2, họ nới lỏng các quy định mua trong nước đối với ngành dầu mỏ kể từ tháng 9, trong một nỗ lực thu hút đầu tư nước ngoài và giảm chi phí đã cản trở..

Thị trường dầu phát tín hiệu gì về Omicron

Dầu đã tăng 56% trong năm nay lên 76 USD/thùng
Đôi khi thị trường dầu mỏ có thể là một công cụ dự báo cho các sự kiện trong tương lai. Liệu sự phục hồi của dầu có thể báo hiệu sự bắt đầu của sự kết thúc của bệnh dịch COVID?
Ngay sau Lễ Tạ ơn, g..

Giá xăng dầu hôm nay 20/7: Giá dầu thô giảm nhẹ, Brent ở mức 107,25 USD/thùng

Sau khi tăng mạnh trong phiên 19/7 nhờ đồng USD suy yếu, giá dầu hôm nay đã quay đầu giảm nhẹ khi lo ngại nhu cầu tiêu thụ dầu yếu lấn át áp lực nguồn cung thắt chặt trong bối cảnh nguy cơ suy thoái kinh tế ngày một lớn dần.
Ghi nhận vào đầu giờ s..