Ngành dầu khí của Venezuela bước vào vùng thảm họa

Sự sụt giảm trong sản lượng dầu của Venezuela trong tương lai gần đã được giả định, và trong một phạm vi rộng, đã được định vào giá vào thị trường. Tuy nhiên, sự gia tăng tốc độ suy giảm là có thể, và một vài diễn biến gần đây đã làm gia tăng nguy cơ thảm họa như vậy sẽ trở thành hiện thực.

Reuters đưa tin rằng PDVSA thuộc sở hữu nhà nước đang sụp đổ hoàn toàn, khi công nhân bỏ việc với một tốc độ đáng sợ. Điều kiện làm việc cho người lao động xấu hơn trong nhiều năm, với thiếu lương thực, điều kiện làm việc không an toàn, và tình trạng siêu lạm phát làm rỗng toàn bộ giá trị tiền lương.

Reuters đưa tin rằng khoảng 25.000 công nhân đã bỏ việc tại PDVSA từ tháng 1 Tuy nhiên, kể từ năm ngoái, mọi thứ đã trở nên tồi tệ hơn. Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro đã sa thải người đứng đầu PDVSA và giao quyền kiểm soát cho quân đội để giữ các lực lượng vũ trang ở bên cạnh ông. Nhưng Thiếu tướng Manuel Quevedo chỉ làm đẩy nhanh sự sụt giảm của PDVSA, vốn từng nổi tiếng là một trong những công ty dầu mỏ quốc doanh được quản lý tốt trên thế giới.

năm 2017 đến tháng 1 năm 2018, một con số đáng kinh ngạc. PDVSA tuyển dụng khoảng 146.000 người. Hàng ngàn công nhân đang rời khỏi chỗ làm, chán nản với tình trạng làm việc, cuộc sống của họ gặp rủi ro tại các nhà máy lọc dầu, lương không đủ chi trả thậm chí cho các chi phí cơ bản nhất.

Tình trạng bỏ việc của công nhân đã trở nên tồi tệ đến mức trong một số trường hợp công ty không cho nghỉ việc. Những người có chức vụ càng cao thì càng không vui.

Việc để mất những kỹ sư và nhà quản lý cấp cao cũng như công nhân chắc chắn sẽ làm cho sản xuất dầu tiếp tục giảm. Reuters đưa tin rằng một số giàn khoan ở Orinoco Belt, nơi PDVSA sản xuất dầu nặng, chỉ đang hoạt động “gián đoạn vì thiếu nhân lực”.

Hơn nữa, tình hình tại các nhà máy lọc dầu của công ty được cho là còn tồi tệ hơn, vì không còn đội ngũ nhân viên để vận hành hợp lý nữa. Ngay cả các cảng cũng đang giảm hoạt động vì thiếu nhân lực.

Nhưng vấn đề không dừng lại ở đó. PDVSA chỉ chiếm khoảng một nửa sản lượng dầu của cả nước. Phần còn lại là từ các liên doanh với các công ty dầu quốc tế. Sản xuất tại các liên doanh đã bị sụt giảm với tốc độ chậm hơn nhiều so với hoạt động do PDVSA điều hành.

Tuy nhiên, chính phủ Venezuela đang có nguy cơ gây ra những tổn thất lớn hơn từ hoạt động liên doanh. Hôm thứ ba, Chevron nói rằng hai công nhân của họ đã bị bắt giữ ở Venezuela. Chevron đã không rời khỏi nước này ngay cả khi những công ty khác đã cuốn gói về nước, nhưng việc giam giữ 2 công nhân của công ty có thể dẫn đến ông lớn này xem xét lại hoạt động của họ. Mara Roberts Duque, nhà phân tích của BMI Research, cho biết: “Chevron là một trong những công ty kiên định tại Venezuela, đã bị mắc kẹt trong những khoảng thời gian khó khăn nhất trong hai năm qua. Những vụ bắt giữ này có thể sẽ khiến họ quay lưng lại với Venezuela một cách dứt khoát hơn.”

Không nhất thiết là một số công ty dầu quốc tế còn lại ở Venezuela sẽ rút nhân sự của họ về ngay lập tức. Nhưng với chi phí hoạt động trở nên quá cao. Các công ty như Chevron và những hãng khác từ lâu đã thất vọng vì thiếu tiền trả lương. Reuters đưa tin rằng chúng đang ngày càng trở nên trầm trọng hơn bởi Tướng Miguel Quevedo của PDVSA, người đã từ chối ban hành các cải cách để ngăn chặn sự tàn phá các cơ sở sản xuất và lọc dầu của nước này.

Rốt cuộc thì sự kìm kẹp của Tổng thống Maduro đối với đất nước sẽ ngày càng trở nên dễ lung lay. Hoàn toàn phụ thuộc vào xuất khẩu dầu để mang về nguồn thu, các nguồn lực sẵn có cho Maduro đang biến mất.

Nguồn tin: xangdau.net

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Bank of America: Giá dầu có thể đạt 100 USD/thùng

Hôm 10/5, các nhà phân tích thuộc Bank of America cho biết việc sản lượng dầu thấp đi tại Venezuela và sự gián đoạn trong xuất khẩu có thể xảy ra tại Iran sẽ đẩy giá dầu Brent lên mức..

Giá dầu châu Á tiếp tục đà tăng

Trong phiên giao dịch chiều ngày 22/1, giá dầu tại thị trường châu Á tăng sau khi Saudi Arabia cho biết các nhà sản xuất dầu mỏ thế giới sẽ hợp tác chặt chẽ hơn trong năm 2018.
Gi

Cựu Bộ trưởng Dầu mỏ Saudi không lo lắng về những dự báo nhu cầu

Cựu Bộ trưởng dầu mỏ Ả-rập Xê-út, Ali al-Naimi, không lo lắng về những dự báo nhu cầu mà cho thấy OPEC có thể sẽ có một thời gian khó khăn để giữ giá đủ cao cho sự thoải mái của mọi ..

Biden: Dữ liệu lạm phát không phản ánh tác động của giá xăng đang giảm

Tổng thống Joe Biden cho biết hôm thứ Tư rằng dữ liệu lạm phát tháng 6 cho thấy mức lạm phát cao nhất ở Mỹ trong hơn 40 năm là “không cập nhật” vì giá xăng đã giảm trong 30 ngày qua và giảm 0,40 đô la một gallon so với mức kỷ lục vào giữa tháng Sáu.
..