Giá dầu thế giới đạt đỉnh hơn 3 năm

Kết thúc phiên giao dịch 19/4, giá dầu leo lên mức cao nhất kể từ cuối năm 2014 do lượng dự trữ dầu thô Mỹ giảm về gần với mức trung bình 5 năm cùng với thông tin Ả Rập Saudi đang muốn đẩy giá “vàng đen” lên cao hơn. 

Cụ thể, dầu Brent giao sau tương lai LCOc1 tăng 87 xu Mỹ, lên 74,44 USD/thùng, đạt mức đỉnh kể từ ngày 27/11/2014, thời điểm Tổ chức Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) quyết định tăng sản lượng khai thác dầu càng nhiều càng tốt để bảo vệ thị phần, khiến giá dầu lao dốc xuống mức đáy 27 USD/thùng.

Giá dầu đạt đỉnh trong hơn 3 năm.

Giá dầu ngọt nhẹ WTI của Mỹ giao dịch ở mức 69,18 USD/thùng, tăng 71 xu Mỹ. Trong phiên này, giá dầu WTI có thời điểm lên 69,27 USD/thùng, mức cao nhất kể từ ngày 2/12/2014.

Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) ngày 18/4 cho biết, trong tuần tính đến ngày 13/4, lượng dầu thô dự trữ của cường quốc này giảm 1,1 triệu thùng xuống 427,57 triệu thùng, gần mức trung bình của 5 năm (420 triệu thùng).

Bên cạnh đó, Reuters cho biết Ả Rập Saudi – nhà xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu thế giới – sẽ vui mừng khi dầu thô tăng lên 80 USD hay thậm chí 100 USD/thùng. Đây là một dấu hiệu Riyadh muốn duy trì thỏa thuận cắt giảm sản lượng của thành viên trong và ngoài OPEC.

Giá “vàng đen” vọt lên mức đỉnh của hơn 3 năm, khi dự trữ dầu của Mỹ sụt giảm và Ả Rập Saudi phát tín hiệu ủng hộ kéo dài thỏa thuận cắt giảm sản lượng.

“Giá dầu tăng mạnh nhờ sự sụt giảm của kho dự trữ dầu thô của Mỹ cùng với thông tin mới nhất cho biết Ả Rập Saudi mong muốn chứng kiến giá năng lượng tăng lên mức 80 USD/thùng hoặc thậm chí 100 USD/thùng”, RBC cho biết.

OPEC và các nhà sản xuất dầu lớn khác, dẫn đầu là Nga, thực hiện thỏa thuận cắt giảm sản lượng khoảng 1,8 triệu thùng/ngày từ đầu năm 2017 nhằm hạn chế tình trạng dư cung kéo dài từ năm 2014 để kéo giá dầu đi lên.

Theo kế hoạch, OPEC và các đối tác khác sẽ nhóm họp tại TP Jeddah, Ả Rập Saudi vào ngày 20/4 tới và OPEC dự kiến sẽ họp bàn về chính sách sản lượng của khối vào ngày 22/6.

Ngoài ra, giá năng lượng trong phiên này còn nhận được hỗ trợ trước đồn đoán Mỹ sẽ tái áp đặt lệnh trừng phạt đối với Iran, quốc gia sản xuất dầu mỏ lớn thứ 3 của OPEC, có thể dẫn tới giảm nguồn cung từ Trung Đông.

Nguồn tin: kinhtedothi.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

10 quốc gia có tầm ảnh hưởng lớn nhất đến thị trường dầu mỏ

Các nhà xuất khẩu dầu hàng đầu thế giới chắc chắn là một số nước có ảnh hưởng nhất trên thế giới. Do đó, các nhà phân tích cần phải luôn theo sát những nước n

Thụy Điển cấm khai thác than, dầu và khí đốt

Thụy Điển sẽ cấm khai thác than, dầu và khí đốt tự nhiên cũng như thắt chặt các quy tắc khai thác từ đá phiến phèn kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2022.
Theo một tuyên bố của chính phủ Thụy Điển, đây sẽ là một bước quan trọng trong quá trình chuyển đổi s..

Từ ngày 2/1/2022, những yếu tố nào cấu thành giá xăng dầu?

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư hướng dẫn phương pháp xác định yếu tố cấu thành trong công thức giá cơ sở xăng dầu, có hiệu lực từ ngày 02/1/2022.
Thông tư quy định yếu tố cấu thành trong công thức giá cơ sở xăng dầu được xây dựng căn cứ theo q..

Tuần trước, giá dầu tăng mạnh 6%

Tính chung cả tuần, giá dầu WTI và dầu Brent tăng lần lượt gần 5,7% và 6,4%. Đây là đợt tăng tính theo tuần mạnh nhất 8 tháng. 
Cuối tuần trước, giá dầu đạt đỉnh 8 tuần do triển vọng..