Gần hai tháng trước, khi giá dầu Brent khoảng 64 đô la một thùng, những người nghĩ rằng giá sẽ tăng vọt lên hơn 70 đô la đã nhanh chóng thất vọng khi đà tăng được chứng minh là không bền vững. Tuy nhiên hiện nay Brent đã duy trì liên tục trên 70 đô la kể từ ngày 10 tháng 4.
Hai tháng trước quan điểm của hầu hết các nhà quan sát bị chi phối bởi các hoàn cảnh hiện hành. IEA vào thời điểm đó cho biết “các nguyên tắc cơ bản về thị trường dầu trong giai đoạn đầu năm 2018 có vẻ ít hỗ trợ cho giá.” Nhưng thị trường dầu mỏ không bao giờ ngừng gây bất ngờ và khi hoàn cảnh thay đổi, thì con đường giá đi cũng vậy.
OPEC và các nhà sản xuất không thuộc OPEC được cho là sẽ xem xét thỏa thuận cắt giảm sản lượng 1,8 triệu thùng/ngày trong tháng 6, điều này cho thấy họ có thể thoát khỏi thỏa thuận vào cuối năm 2018 hoặc thậm chí sớm hơn. Đây không phải là điều bất ngờ và một số người đang nói về sự gia hạn sau năm 2018. Thỏa thuận này đang duy trì tốt các kỳ vọng đánh giá bởi sự tuân thủ của tất cả các quốc gia.
Có những nghi ngờ về trữ lượng dầu trong quý đầu tiên và một số thậm chí còn dự đoán nó sẽ tăng lên. Điều này đã không xảy ra. Tổng trữ lượng dầu ở các nước OECD trong tháng 1 là cao hơn khoảng 380 triệu thùng so với chỉ số trung bình 5 năm.
Đến cuối tháng 2, tồn kho chỉ cao hơn 30 triệu thùng so với mức trung bình nói trên. Libya và Nigeria không tăng sản xuất và hoàn cảnh của Venezuela đang buộc phải giảm sản xuất. Thậm chí còn có một sự suy giảm sản xuất ở Angola do các mỏ dầu cũ lão hóa.
Không có gì ngạc nhiên khi sản lượng của Opec thấp hơn mức đã thỏa thuận.
Về mặt các nguyên nhân cơ bản, sự tăng trưởng về nhu cầu dầu trong năm 2018 được ước tính bởi Opec và IEA ở mức 1,63 triệu thùng/ngày và 1,5 triệu thùng/ngày, tương ứng. Mạnh mẽ theo bất kỳ cá ước tính nào mặc dù nguồn cung ngoài Opec được ước tính tăng gần 1,8 triệu thùng/ngày bởi hai tổ chức. Tất cả những yếu tố trên có thể không đủ để đẩy giá dầu thêm 10 USD/thùng so với mức giá kỳ vọng trước đó.
Tình hình địa chính trị không chắc chắn ở Trung Đông đang góp phần vào một thị trường tương đối quá nóng. Cuộc tấn công của các cường quốc phương Tây vào Syria, cuộc chiến tranh tiếp diễn tại Yemen, và trên tất cả các cuộc đối đầu ngày càng tăng giữa Iran và Mỹ về thỏa thuận hạt nhân. Tình hình ở Syria và Yemen có thể đã bị hạn chế ở hai nước, nhưng có thể tưởng tượng được một tình huống mà những nước khác có thể tham gia vào một khu vực có tầm quan trọng lớn đối với nguồn cung cấp dầu.
Thị trường dầu mỏ đã được dự đoán rằng chính quyền Trump đang muốn từ bỏ thỏa thuận hạt nhân với Iran và áp đặt lại các biện pháp trừng phạt sẽ ảnh hưởng bất lợi đến xuất khẩu dầu của Iran. Tác động có thể ảnh hưởng đến 0,5 triệu thùng/ngày trong xuất khẩu của Iran nếu các biện pháp trừng phạt của Mỹ là mạnh mẹ. Nhưng nó có thể lên tới 2 triệu thùng/ngày nếu người châu Âu phản đối hoặc miễn cưỡng tham gia các biện pháp trừng phạt.
Trong trường hợp này, “viễn cảnh cho giá tăng vọt phát triển đáng kể”.
Trong chuyến thăm gần đây tới Mỹ, Tổng thống Pháp Macron ra sức nỗ lực thuyết phục Trump không từ bỏ thỏa thuận, mà tìm kiếm một thỏa thuận mới thông qua đàm phán. Các điều kiện này được kỳ vọng sẽ bị Iran từ chối bởi vì nó có thể liên quan đến việc gia hạn thỏa thuận hiện tại sau năm 2025, dừng phát triển tên lửa đạn đạo và “một số hạn chế về ảnh hưởng địa chính trị của Iran trong khu vực.”
Điều này được cho là linh hoạt đối với một “thỏa thuận mới tiềm năng” đã góp phần làm giá giảm vào ngày 1 tháng 5 khoảng 1,5 USD/thùng trước khi phục hồi một phần.
Khi chúng ta tiếp cận cuộc họp của Opec vào tháng 6, mọi người cần phải nhớ viễn cảnh sụt giảm giá dầu. Một vị thế ít cứng rắn hơn của Mỹ ít nhất sẽ tạm thời kéo giá đi xuống. Sự tăng vọt hiện tại trong sản lượng ở Mỹ có thể đưa sản lượng của nước này lên 11,44 triệu thùng/ngày trong năm tới. Xuất khẩu dầu thô của Mỹ hiện nay là một thực tế và ở mức cao kỷ lục 2,3 triệu thùng/ngày.
Sự gia tăng kỳ vọng của một cuộc chiến thương mại của Mỹ với Trung Quốc dự kiến sẽ tác động đến tăng trưởng kinh tế thế giới, và sau đó là nhu cầu về dầu mỏ và giá có thể giảm theo. Các nhà dự báo do đó tỏ ra thận trọng và Ngân hàng Thế giới WB gần đây dự kiến giá dầu sẽ ở mức trung bình 65 đô la một thùng trong năm nay, tương tự với dự báo EIA.
Hiện tại, Opec và các nhà sản xuất đồng minh ngoài Opec trấn an thị trường về quyết tâm của họ bằng cách hỗ trợ thỏa thuận hiện tại và tránh bất kỳ cuộc nói chuyện “thoát khỏi” nào cho đến khi giá phục hồi ở mức đủ ổn định.
Nguồn: xangdau.net/Gulfnews
Trả lời