TT Trump ra đòn hạt nhân Iran: Châu Âu và Trung Đông dậy sóng

Tổng thống Donald Trump ngày 8/5 đã rút Mỹ ra khỏi một thỏa thuận hạt nhân quốc tế với Iran – động thái gia tăng nguy cơ xung đột ở Trung Đông, khiến các đồng minh châu Âu thất vọng và dấy lên nhiều bất ổn về nguồn cung dầu toàn cầu.

Trong một bài phát biểu từ Nhà Trắng được phát trên truyền hình, ông Trump cho biết sẽ tái áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế của Mỹ đối với Iran.

Việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran có thể kéo theo nhiều hệ lụy.

Thỏa thuận hạt nhân năm 2015, được kí kết giữa Hoa Kỳ, năm cường quốc thế giới khác và Iran đã dỡ bỏ các lệnh trừng phạt Iran để đổi lấy việc Tehran hạn chế chương trình hạt nhân của mình.

Tuy nhiên, ông Trump đã nhiều lần chỉ trích thỏa thuận trên – một thành tựu chính sách đối ngoại của người tiền nhiệm Barack Obama vì không đề cập đến chương trình tên lửa đạn đạo của Iran và các hoạt động hạt nhân của nước này sau năm 2025, cùng với vai trò của họ trong các cuộc xung đột ở Yemen và Syria.

Thỏa thuận Iran đã suy yếu?

Ông Trump cho biết thỏa thuận hạt nhân đã không ngăn cản Iran gian lận và tiếp tục theo đuổi vũ khí hạt nhân.

“Một điều rõ ràng với tôi là chúng tôi không thể ngăn chặn một quả bom hạt nhân của Iran theo cấu trúc phân rã và suy yếu của thỏa thuận hiện tại,” ông nói. “Thỏa thuận Iran thiếu sót ngay tại cốt lõi của nó.”

Ông Trump nói vẫn sẵn sàng đàm phán một thỏa thuận mới với Iran – nhưng Tehran đã bác bỏ điều này và từng đe dọa sẽ có biện pháp đáp trả khi Mỹ rút khỏi hiệp ước hạt nhân 2015.

Cựu Tổng thống Obama đã mô tả quyết định của Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân – có tên gọi chính thức là JCPOA, là “sai lầm”.

“Tôi tin rằng quyết định đặt JCPOA vào vị thế nguy hiểm mà không có bất kỳ sự vi phạm nào của Iran đối với thỏa thuận này là một sai lầm nghiêm trọng”, ông Obama nói trong một tuyên bố.

Sức mạnh chính trị và quân sự ngày càng tăng của Iran tại Yemen, Syria, Lebanon và Iraq đã dấy lên nhiều lo ngại cho Mỹ, Israel và các đồng minh Ả Rập của Mỹ như Saudi Arabia.

Nhấn mạnh sự căng thẳng ở Trung Đông, quân đội Israel đã ở trong tình trạng cảnh giác cao trong ngày 8/5 nhằm chuẩn bị cho một cuộc xung đột có thể nổ ra với láng giềng Syria- một đồng minh với Iran.

Israel đã nhiều lần tấn công các lực lượng Iran tại Syria kể từ tháng Hai, gia tăng mối lo ngại rằng sự leo thang lớn hơn có thể đã lờ mờ xuất hiện.

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã có một bài phát biểu trên truyền hình hoan ngênh chính sách Iran của Trump và ám chỉ đến những căng thẳng về Syria.

Saudi Arabia, đối thủ của Iran ở Trung Đông, và các đồng minh vùng Vịnh Ả Rập khác của Washington cũng hoan nghênh quyết định của ông Trump.

Việc hủy bỏ hiệp ước với Iran là một trong những quyết định có hệ lụy nghiêm trọng nhất của chính sách “Ưu tiên nước Mỹ” của ông Trump – điều khiến ông đưa Mỹ ra khỏi hiệp ước khí hậu Paris, tiến gần đến một cuộc chiến thương mại với Trung Quốc và rút khỏi Thỏa thuận hợp tác thương mại châu Á-Thái Bình Dương.

Động thái này dường như cũng phản ánh ảnh hưởng ngày càng tăng của những tiếng nói cứng rắn về Iran trong chính quyền Mỹ như tân Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Mike Pompeo và cố vấn an ninh quốc gia John Bolton – cả hai đều đã từng phản đối thỏa thuận hạt nhân Iran.

Thách thức liên minh xuyên Đại Tây Dương

Quyết định này của ông Trump đã gia tăng thẳng đối với quan hệ liên minh xuyên Đại Tây Dương kể từ khi ông nhậm chức cách đây 16 tháng, đặc biệt là sau khi các nhà lãnh đạo châu Âu đã thực hiện các chuyến đi đến Washington và nhiều lần kêu gọi Tổng thống Trump bảo vệ thỏa thuận này.

Châu Âu lâu nay vẫn luôn kêu gọi Mỹ không thực hiện các bước đi khiến các nước khác – vẫn muốn cam kết với thỏa thuận hạt nhân Iran gặp nhiều khó khăn hơn.

Theo Reuters, sau những diễn biến trên, động thái của Trump đã khiến các đồng minh châu Âu – cũng là một bên tham gia thỏa thuận Iran “mất mặt”. Người châu Âu hiện tại phải xem xét có quyết định ra sao về hành động riêng của họ với Tehran.

Chính quyền Trump vẫn mở cửa để đàm phán một thỏa thuận khác với các đồng minh, nhưng vẫn chưa rõ ràng là châu Âu có đi theo con đường này hay không và liệu họ có thể thuyết phục Iran chấp nhận nó.

Theo Reuters, một nhà ngoại giao phương Tây đã chỉ trích bài phát biểu của Trump.

Nhà ngoại giao này cho biết: “Họ đã tuyên bố các lệnh trừng phạt mà các nạn nhân đầu tiên sẽ là đồng minh châu Âu của Trump”.

Các nhà lãnh đạo Anh, Đức và Pháp- những người ký kết thỏa thuận hạt nhân 2015 cùng với Trung Quốc và Nga, cho biết trong một tuyên bố chung rằng quyết định của Trump là điều gây nhiều “tiếc nuối và quan ngại”.

Làm lợi cho phe cứng rắn tại Iran?

Tổng thống Iran Hassan Rouhani ngày 8/5 cho biết Iran sẽ vẫn cam kết thực hiện thỏa thuận hạt nhân mà không có Washington. Tuy nhiên, quyết định của Trump rời khỏi thỏa thuận này có thể sẽ gia tăng sự ủng hộ cho phe bảo thủ tại Iran và giúp họ kiềm chế chương trình mở cửa với phương Tây của ông Rouhani.

Iran bác bỏ thông tin nước này đang muốn phát triển vũ khí nguyên tử và nói rằng chương trình hạt nhân của họ là vì mục đích hòa bình. Các thanh tra của Liên hợp quốc cũng nói rằng Iran đã không phá vỡ thỏa thuận hạt nhân và chính các quan chức cấp cao của Mỹ cũng nhiều lần cho biết Tehran vẫn tuân thủ về mặt kỹ thuật hiệp ước này.

Truyền hình nhà nước Iran cho biết quyết định rời khỏi thỏa thuận hạt nhân của ông Trump là “bất hợp pháp, không chính đáng và làm suy yếu các thỏa thuận quốc tế.”

Việc Mỹ tái áp đặt biện pháp trừng phạt sẽ khiến Iran khó bán dầu ở nước ngoài hơn và gặp nhiều trở ngại hơn khi sử dụng hệ thống ngân hàng quốc tế.

Iran là thành viên lớn thứ ba của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC và đang khai thác khoảng 3,8 triệu thùng dầu thô mỗi ngày – gần 4% nguồn cung toàn cầu. Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc là những đối tác mua dầu lớn của Iran.

Theo Bộ Tài chính Mỹ, các biện pháp trừng phạt nước này nhằm vào Iran liên quan đến năng lượng, ngành tự động hóa và các lĩnh vực tài chính sẽ được thực thi sau ba và sáu tháng.

Các giấy phép cho Boeing và Airbus bán máy bay phản lực chở khách đến Iran sẽ bị thu hồi – đồng nghĩa với việc chấm dứt một thỏa thuận mua bán trị giá 38 tỷ USD, Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Steve Mnuchin cho biết.

Nguồn tin: toquoc.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

S

Các nhà phân tích tại S

Bộ trưởng Năng lượng Mỹ sẽ yêu cầu Nga sản xuất dầu nhiều hơn?

Các nhà phân tích năng lượng dự đoán Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Rick Perry có thể yêu cầu người đồng cấp Nga Alexander Novak bơm dầu nhiều hơn để bù đắp cho nguồn cung bị mất từ ​​các lệnh trừ..

Năm điều cần biết về thị trường dầu thô trước cuộc họp OPEC cuối tuần này

OPEC, nhóm các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ, sẽ họp trong tuần này tại Vienna. Trong hai năm 2016 và 2017, nhóm này đã được một số chuyên gia tuyên bố là “đã chết”, n..

Lo ngại nguồn cung bị gián đoạn đẩy giá dầu tăng 2 tuần liên tiếp

Những quan ngại về nguồn cung toàn cầu bị gián đoạn do căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông và chủ trương đẩy giá dầu tăng cao hơn của Ả Rập Saudi đã giúp thị trường nhiên liệu leo dốc tuầ..