Giá dầu hướng đến 80USD/thùng

Điều này đặt ra câu hỏi về tương lai của chiến lược cắt giảm sản xuất từ nhóm OPEC

Chỉ ba năm trước, giá dầu  đã giảm mạnh. Được thúc đẩy bởi sự tăng trưởng nhanh chóng của việc fracking tại Mỹ và quyết định tiếp tục sản xuất khối lượng lớn dầu thô của Saudi Arabia,  giá của một thùng dầu đã mất hơn hai phần ba giá trị trong giai đoạn năm 2014-2015. Sau khi chạm đáy vào khoảng 30 USD, xu hướng này đã đảo chiều. Với giá 78 đô la, một thùng dầu thô Brent hiện nay đã tăng gần ba lần so với mức thấp nhất trong năm 2016.

Cả cung và cầu đều đang thúc đẩy sự phục hồi ổn định về giá cả. Nền kinh tế toàn cầu mạnh mẽ đã làm gia tăng nhu cầu năng lượng. Trong năm 2017, tiêu thụ dầu toàn cầu đã tăng 1,6%, với phần lớn lượng nhiên liệu bổ sung được tiêu thụ ở các nền kinh tế phương Tây và Trung Quốc.

Và trong khi thế giới bắt đầu cần nhiều dầu hơn, thì nguồn cung dầu đã ít hơn. Vào đầu năm 2017 OPEC, một câu lạc bộ các nước xuất khẩu dầu mỏ, cũng như các quốc gia không thuộc OPEC do Nga dẫn đầu, đã thực hiện cam kết cắt giảm sản xuất mà gần như đã xóa bỏ hoàn toàn lượng dầu mỏ dư thừa toàn cầu.  Nhóm OPEC này ban đầu dự định cắt giảm chỉ trong một thời gian ngắn, nhưng đã kéo dài thỏa thuận hồi tháng 11 năm ngoái khi giá đang tăng lên. Các thành viên đôi khi bất kham của OPEC thậm chí còn tuân thủ  quá mức các khoản cắt giảm đã hứa của họ: tính đến tháng trước, họ đã cắt giảm sản lượng của họ nhiều hơn 63% so với những gì họ đã hứa, theo Ngân hàng Thế giới. Sự suy giảm lớn nhất đến từ Venezuela, nơi mà nhiều năm quản lý kém hiệu quả của công ty dầu mỏ nhà nước đã khiến sản lượng giảm hơn nửa triệu thùng mỗi ngày trong năm qua.

Sự gia tăng căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông đã khiến giá tăng lên trong tháng vừa qua. Vào ngày 8 tháng 5, Donald Trump tuyên bố rằng Mỹ sẽ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran và áp đặt các biện pháp trừng phạt mới lên đất nước này. Iran hiện đang xuất khẩu khoảng 2,5 triệu thùng/ngày, chiếm khoảng 3% lượng tiêu thụ toàn cầu. Những hạn chế mới có thể cắt giảm con số này lên đến 1 triệu thùng/ngày nếu Mỹ thành công trong việc áp buộc tuân thủ quốc tế với chính sách mới của mình.

Sau nhiều năm thúc đẩy giá dầu, các nước sản xuất cần phải tranh luận xem liệu có nên đặt một giới hãn lên giá cả  hay không. Điều đó có thể làm căng thẳng liên minh OPEC . Saudi Arabia hiện có hơn 2 triệu thùng/ngày trong  năng lực sản xuất dư thừa, có thể nhanh chóng hoạt động sau khi có quyết định, nhưng có nguy cơ chiếm thị phần từ các nhà sản xuất khác trong hiệp ước. Trong khi đó, các công ty khai thác đá phiến ở Mỹ đang sẵn sáng đáp ứng với mức giá tăng cao: tuần trước mười giàn khoan dầu mới đã được triển khai ở Mỹ, nâng tổng số giàn khoan đang hoạt động ở quốc gia lên này mức cao nhất trong hơn ba năm. Nhưng không một nhà sản xuất nào mong muốn thời điểm để kết thúc quá sớm.

Nguồn: xangdau.net/The Economist

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Dự báo Thị trường Dầu thô Tháng 7/2018

Thị trường dầu thô đã chứng kiến một trong những hành động giá biến động nhất trong tháng 6 năm 2018. Mức chênh lệch giá giữa Brent quốc tế và WTI Mỹ đạt mức cao nhất trong vòng 3 năm tới 1..

Tranh luận vẫn tranh luận, giá xăng vẫn sẽ tăng

Xăng dầu, nhiên liệu… thứ mà ai cũng phải mua, khi tăng giá, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến túi tiền của người tiêu dùng. 
Dân tình mải tranh luận về phát biểu gây sốc của ôn..

Trò chơi zero-sum của dầu thô vẫn tiếp tục

Với một số quyết định chính trị được đưa ra, thị trường thô sẽ gặp phải một số bất ổn.
Các thị trường đang đánh giá tác động của việc rút lại các miễn trừ trừng phạt Iran của chính quyền ..

Hàng hóa TG sáng 19/9: Giá vàng và đường giảm, dầu và cà phê dao động

Phiên giao dịch 18/9 trên thị trường thế giới (kết thúc vào rạng sáng 19/9 giờ VN), giá hàng hóa biến động nhẹ.
Trên thị trường năng lượng, giá dầu thô biến động nhẹ gần s