IEA: Giá dầu cao đang làm ảnh hưởng tới nhu cầu tiêu thụ

Địa chính trị đã chi phối thị trường dầu mỏ, đẩy giá dầu lên đến mức cao nhất trong ba năm. Tình trạng dầu tồn kho thừa mứa đã biến mất, và nhiều sự gián đoạn hơn thậm chí có thể đẩy giá dầu lên cao hơn nữa. Tuy nhiên, có một số dấu hiệu cho thấy nhu cầu đang bắt đầu bị tác động khi dầu gần 80 USD/thùng.

Trong Báo cáo thị trường dầu tháng 5 của IEA, cơ quan này cho rằng OPEC có lẽ là cần can thiệp vào và lấp đầy khoảng trống nguồn cung nếu một lượng dầu đáng kể của Iran bị mất. Saudi Arabia đã đề xuất ngay sau khi Mỹ tuyên bố rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran rằng OPEC sẽ hành động để giảm thiểu bất kỳ sự thiếu hụt nào về nguồn cung nào nếu nó xảy ra.

Nhưng trong khi những quan ngại về địa chính trị đã giúp đẩy giá dầu Brent lên tới 79 USD/thùng trong những ngày gần đây, thì các nguyên tắc cơ bản cũng góp phần làm tăng giá.

Sản lượng của Venezuela đang giảm mạnh, và đang thấp hơn 550.000 thùng/ngày so với mức chỉ tiêu được nhất trí trong thỏa thuận OPEC. Các ước tính bảo thủ cho thấy quốc gia này có thể mất vài trăm nghìn thùng mỗi ngày trong thời gian năm 2018, nhưng có một vài mối đe dọa lớn với các hoạt động của PDVSA có thể khiến dự báo đó trông có vẻ lạc quan.

ConocoPhillips tiếp tục hành động tích cực để giành quyền kiểm soát tài sản của PDVSA sau khi tòa án trọng tài quốc tế phán quyết hãng được hưởng 2 tỷ đô la tiền trợ cấp.

Có rất nhiều sự mơ hồ về những hành động của Conoco có ý nghĩa gì đối với sản xuất dầu của Venezuela, nhưng việc nắm giữ tài sản có thể là then chốt. Reuters đưa tin rằng hãng dầu mỏ Mỹ hiện đang cố gắng nắm giữ hai lô hàng dầu thô và nhiên liệu ở gần một kho cảng ở Aruba do Citgo điều hành, một công ty con của PDVSA. Hai lô hàng này chứa 500.000 thùng dầu và 300.000 thùng dầu nhiên liệu máy bay, xăng và dầu diesel.

Chưa kể, Venezuela dự kiến sẽ tổ chức một cuộc bầu cử tổng thống vào ngày 20 tháng 5, một sự kiện có thể phải tiếp nhận các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc hơn từ Mỹ. Hành động của Conoco, kết hợp với sự thẳng tay của Bộ tài chính Mỹ, có thể làm cho sản lượng dầu của Venezuela rơi sâu hơn vào một vòng xoáy đen tối.

Câu hỏi lớn đặt ra là liệu nguồn cung bị mất ở Iran, cùng với sự mất mát nguồn cung ở Venezuela, có thể làm thắt chặt thị trường dầu mỏ hay không. “Sự thiếu hụt nguồn cung tiềm ẩn kép của Iran và Venezuela có thể là một thách thức lớn đối với các nhà sản xuất để chống đỡ việc tăng giá mạnh và lấp đầy khoảng trống, không chỉ về số lượng mà còn về chất lượng dầu”, IEA viết trong báo cáo của mình.

Các kho dự trữ dầu thô của OECD đã giảm 27 triệu thùng trong tháng 3, đưa tổng mức tồn kho về mức thấp nhất trong ba năm và quan trọng là thấp hơn 1 triệu thùng so với mức trung bình 5 năm. Điểm dữ liệu đó đáng chú ý: OPEC đã tuyên bố trong hơn một năm nhóm đang cố gắng loại bỏ thặng dư tồn kho, và ít nhất theo dữ liệu của IEA, nhiệm vụ đó hiện đã được hoàn thành.

Tuy nhiên, nhóm này có lẽ không sẵn sàng để dừng lại. Họ sẽ gặp nhau trong một vài tuần tới ở Vienna để tìm ra các bước đi tiếp theo. Nhưng với lượng tồn kho đã trở lại mức trung bình, thì có một số áp lực theo xu hướng đi lên cho giá dầu, đặc biệt là với nhiều sự gián đoạn nguồn cung hiện ra trong năm 2018.

Tuy nhiên, phương thuốc cho giá dầu cao hơn có xu hướng là giá dầu cao hơn. IEA đã hạ dự báo nhu cầu của mình cho năm 2018 xuống 40.000 thùng/ngày – không phải là một sự điều chỉnh lớn, nhưng đáng chú ý bởi vì nó cho thấy một số dấu hiệu rằng nhu cầu sẽ chậm lại khi giá tăng. Một số báo cáo khác cũng ủng hộ quan niệm này. Được biết các lô dầu giao ngay từ Tây Phi, Nga và Kazakhstan đang không bán được, bắt buộc phải giảm giá mạnh. “Trong khi dữ liệu gần đây tiếp tục cho thấy nhu cầu rất mạnh trong quý 1 năm 2018 và bắt đầu quý 2 năm 2018, chúng tôi dự báo tăng trưởng chậm lại trong nửa cuối năm nay”. Cho đến nay, tăng trưởng nhu cầu trông có vẻ mạnh mẽ, nhưng “giá dầu tăng gần đây sẽ gây ảnh hưởng xấu cho giá”.

“Sau khi cân nhắc mọi mặt, báo cáo này đang có xu hướng nghiêng về phía tiêu cực. Nhu cầu dầu đã được điều chỉnh giảm cho nửa cuối năm nay từ tháng Tư”, chiến lược gia PVM Oil Associates, Tamas Varga, nói với Reuters.

IEA lưu ý rằng nền kinh tế toàn cầu vẫn đang “hoạt động tốt” và “tăng trưởng nhu cầu cơ bản vẫn còn mạnh mẽ trên toàn thế giới.” Điều đó cho thấy nhu cầu sẽ không đột nhiên lao dốc. “Tuy nhiên, thực tế là giá dầu thô đã tăng gần 75% kể từ tháng 6 năm 2017”, cơ quan cảnh báo. “Thật là khác thường nếu như giá tăng vọt như vậy mà không ảnh hưởng đến tăng trưởng nhu cầu, đặc biệt là khi những khoản trợ cấp cho người dùng trực tiếp đã bị giảm hoặc cắt bớt tại một số nền kinh tế mới nổi trong những năm gần đây.”

Nguồn tin: xangdau.net

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

OPEC đã chuẩn bị sẵn sàng cho sự siết chặt cung dầu sắp tới?

Thị trường dầu mỏ đang “thắt chặt”, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết trong báo cáo hàng tháng của họ vào tuần trước.
Báo cáo đã có nhiều cảnh báo về sự thắt c..

Giá dầu đi lên trên thị trường châu Á

Sáng 9/4, giá dầu châu Á tăng sau khi giảm khoảng 2% vào cuối tuần trước do những lo ngại về tình hình căng thẳng thương mại Mỹ – Trung gia tăng, cũng như hoạt động khoan dầu của Mỹ được tăng cường.

Mức tăng hạn ngạch mờ nhạt của OPEC sẽ không giải quyết được tình trạng eo hẹp của thị trường dầu | Hoanghungpetro.com.vn

Hôm thứ Tư, OPEC và các đối tác do Nga dẫn đầu đã đồng ý tăng sản lượng khai thác dầu thêm 100.000 thùng/ngày trong tháng 9. Các báo cáo lưu ý rằng quyết định này được đưa ra sau lời kêu gọi từ Hoa Kỳ và những nước tiêu thụ dầu lớn khác để có thêm dầ..

Đường dây buôn lậu xăng dầu 2.000 tỉ đồng được bảo kê

 
Chỉ trong ba tháng đã có 12 chuyến tàu vận chuyển hơn 130 triệu lít xăng dầu trị giá hơn 2.000 tỉ đồng từ Singapore về Việt Nam tiêu thụ với sự giúp sức, bảo kê của nhiều cán..