Các nước châu Á bị ảnh hưởng nặng nề khi giá dầu phá ngưỡng 80 USD

 

Một cơ sở khai thác dầu tại Caracas, Venezuela. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Việc giá dầu vượt ngưỡng 80 USD/thùng và nhu cầu của châu Á đang ở mức kỷ lục có thể đẩy chi phí năng lượng của khu vực này lên mức 1.000 tỷ USD trong năm nay, cao gấp đôi so với thời kỳ thị trường “lặng sóng” hồi năm 2015/2016.

Giá dầu đã tăng 20% kể từ tháng Một đến nay và đang ở quanh mức 80 USD/thùng, mức cao chưa từng lặp lại kể từ năm 2014. Trong khi đó, với việc đồng USD cũng đang mạnh lên, đã xuất hiện những lo ngại về khả năng các nền kinh tế sẽ bị ảnh hưởng bởi giá “vàng đen” gia tăng, đặc biệt là các quốc gia phụ thuộc vào dầu nhập khẩu tại châu Á.

Ngân hàng đầu tư RBC Capital Markets của Canada mới đây đã cảnh báo rằng châu Á là khu vực dễ bị tổn thương nhất một khi giá dầu tăng.

Theo số liệu thống kê, các quốc gia châu Á-Thái Bình Dương tiêu thụ hơn 35% trong tổng số 100 triệu thùng dầu mà thế giới sử dụng mỗi ngày, và con số trên vẫn đang tăng. Trong khi đó, châu Á lại là khu vực sản xuất dầu ít nhất thế giới khi chỉ chiếm chưa đến 10% tổng sản lượng toàn cầu.

Trung Quốc hiện không chỉ là quốc gia nhập khẩu dầu lớn nhất châu Á mà còn đứng đầu cả thế giới. Chỉ trong tháng Tư, lượng dầu mà nước này đặt hàng đã đạt mức 9,6 triệu thùng/ngày, tương đương gần 10% mức tiêu thụ toàn cầu. Với mức giá hiện tại, Trung Quốc sẽ phải chi ra tới 768 triệu USD để nhập khẩu dầu mỏ mỗi ngày, tương đương 23 tỷ USD mỗi tháng và khoảng 280 tỷ USD một năm, một con số khổng lồ.

Nhưng theo RBC Capital Markets, các quốc gia khác tại châu Á thậm chí còn bị tác động mạnh hơn một khi giá dầu tăng, mà trong nhóm những nước ước tính bị thiệt hại lớn nhất có Ấn Độ. Những nước này không chỉ phụ thuộc nhiều vào năng lượng nhập khẩu, mà tài sản quốc gia chưa đủ lớn để có thể hạn chế những tác động đến từ việc chi phí nhiên liệu tăng đột ngột.

RBC Capital Markets cho biết rằng nếu không được trợ giá nhiên liệu lớn, thì các hộ gia đình và doanh nghiệp ở những nước nghèo dễ bị tổn thương hơn vì giá dầu tăng cao hơn so với người dân ở các nước giàu.

Tại các nền kinh tế đang phát triển như Ấn Độ hay Philippines, chi phí nhiên liệu chiếm khoảng 8-9% tiền lương trung bình của một người, so với con số 1-2% ở các nước giàu như Nhật Bản hay Australia./.

Nguồn tin: vietnamplus.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Các cải cách tài chính của Saudi sẽ khiến giá hòa vốn dầu dưới 55 USD/thùng vào năm 2021

Saudi Arabia, nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới, có thể sẽ hạ thấp giá hòa vốn dầu ngân sách xuống còn dưới 55 USD/thùng vào năm 2021 do nền kinh tế lớn nhất Ả-rập này tiếp tục thực hiệ..

Giá xăng dầu trong nước biến động là do giá thành phẩm thế giới tăng

Theo báo cáo Bộ Tài chính vừa gửi Thủ tướng Chính phủ về diễn biến giá xăng dầu thời gian qua, nguyên nhân chủ yếu gây ra biến động giá xăng dầu trong nước là giá xăng d..

Ả Rập Saudi muốn đẩy giá dầu lên 80USD/thùng?

Quốc gia lãnh đạo Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) muốn tăng giá dầu để tăng ngân sách và hỗ trợ đợt IPO tập đoàn Aramco.
Nguồn ảnh: Barrons
Ả Rập Saudi muốn giá dầu có th..

Việt Nam sẽ lần đầu nhập khẩu ròng dầu thô trong tháng 8

Nhập khẩu dầu thô của Việt Nam sẽ tăng lên mức kỷ lục trong tháng 8 trong bối cảnh Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn sắp đi vào hoạt động và sản lượng dầu trong nước có dấu hiệu giảm. 
Việt Nam sắp..