Nga có sắp sửa từ bỏ thỏa thuận OPEC hay không?


Hơn 1 tháng nữa (22/6) OPEC và Nga sẽ họp với nhau để bàn về tiến độ hiệp ước sản xuất dầu của họ và làm gì tiếp theo. Xét theo vẻ bề ngoài, sẽ không có gì bất ngờ: mọi quốc gia tham gia thỏa thuận này vẫn cam kết cắt giảm cho đến cuối năm.

Nhưng Nga đã sản xuất nhiều hơn hạn ngạch của mình trong cả tháng 3 và tháng 4. Nhưng Bộ trưởng Năng lượng Alexander Novak ngụ ý rằng Nga có lẽ muốn thấy một sự giảm dần trong cắt giảm cuộc họp tháng Sáu. Nhưng các biện pháp trừng phạt Iran sẽ loại bỏ một lượng dầu thô Iran nhất định khỏi thị trường quốc tế, tạo thêm cơ hội cho các nhà sản xuất khác, và Nga có thể gây bất ngờ cho các đối tác trong thỏa thuận này.

Các nhà phân tích hàng hóa của Citigroup trong tuần này ước tính rằng Nga có 408.000 thùng/ngày công suất không hoạt động, chiếm 4% của tổng số 11,3 triệu thùng/ngày. Con số này ít hơn rất nhiều so với công suất nhàn rỗi của Saudi Arabia, với 2,12 triệu thùng/ngày, nhưng dường như vẫn là một phần đủ đáng kể trong tổng số.

Một số nhà khai thác dầu lớn nhất của Nga đã nói rõ rằng họ có kế hoạch sản xuất đầy tham vọng cho tương lai, nhưng lại bị hiệp ước cắt giảm sản xuất kìm hãm. Tuy nhiên, ngay cả với sự kiềm chế này, một số đang thực sự mở rộng sản xuất, trong đó có Gazprom Neft, hãng này năm ngoái đã sản xuất dầu nhiều hơn 4,1 phần trăm so với năm 2016 cho dù phải cắt giảm. Nguyên nhân là do những giếng dầu mới ở Bắc Cực và các liên doanh ở Iraq của hãng dầu này.

Rosneft sản xuất dầu nhiều hơn 7,6% trong năm ngoái mặc dù đã cắt giảm. Trong quý đầu năm nay, sản lượng của Rosneft giảm 1,2% do cắt giảm, nhưng cũng cho biết rằng họ có thể trở lại mức sản xuất trước khi cắt giảm trong vòng hai tháng. Một cố vấn cho chủ tịch của công ty đã nói với truyền thông Nga trong tuần này rằng việc cắt giảm đã được thực hiện với ý định nhanh chóng quay lại sản xuất khi việc cắt giảm không còn cần thiết nữa, vì vậy Rosneft đã chú ý để đảm bảo cho việc quay trở lại mức trước cắt giảm thực sự nhanh chóng.

Bây giờ, điều này có lẽ là một tuyên bố chung, hoặc nó có thể cho thấy rằng cả Rosneft và Gazprom Neft – cùng với các công ty khác tham gia vào cắt giảm – đang vô cùng hào hứng, mong muốn mở rộng tới các giếng dầu mới.

Đơn cử như, Gazprom Neft, có một kế hoạch sản xuất đầy tham vọng trong giai đoạn cho đến năm 2020, nhằm đạt sản lượng hàng năm 100 triệu tấn dầu thô vào năm 2020. Những bởi do cắt giảm, công ty sẽ dời mức mục tiêu này sang một hoặc hai năm.

Trong khi đó, Rosneft đang khoan các giếng mới ở Việt Nam và phía tây Siberia. Lukoil đang mở rộng ở Vịnh Mexico và Iraq. Gazprom Neft đang thúc đẩy sản xuất tại ba mỏ dầu ở Bắc Cực, trong số những nơi khác. Big Oil của Nga đang mở rộng, để cho sự suy giảm tự nhiên đáp ứng việc cắt giảm sản xuất. Nhưng họ đã nói rõ ràng rằng họ không muốn hạn chế sản xuất hiện tại hay dừng các dự án mới lâu hơn nữa.

“Thỏa thuận kéo dài đến cuối năm. Trong tháng 6, chúng tôi có thể thảo luận, trong số các vấn đề khác, một câu hỏi về việc giảm một số hạn mức trong thời gian này, nếu nó là phù hợp với quan điểm của thị trường, “Alexander Novak cho biết hồi tháng Tư. Hiện giờ, với Brent gần 80 đô la Mỹ và có khả năng thực sự đạt mức giá này trong những ngày tới, thì có lẽ đã thích hợp để thảo luận về việc giảm bớt hạn mức cắt giảm. Rốt cuộc, tại sao lại để Saudi Arabia là người duy nhất tận dụng lợi thế của sự sụt giảm nguồn cung dầu thô Iran sau khi các lệnh trừng phạt Iran bắt đầu có hiệu lực?

Nguồn tin: xangdau.net

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Giá dầu giảm do số lượng giàn khoan của Mỹ tăng

Chiều 27/11, giá dầu giảm do triển vọng tăng sản lượng. Tuy nhiên, mức giảm bị hạn chế bởi đồn đoán về khả năng OPEC và một số nước sẽ gia hạn thỏa thuận giảm sản lượng khi nhóm họp tuần này.

Thượng viện Hoa Kỳ thông qua Dự luật chống độc quyền NOPEC

Reuters đưa tin, Ủy ban Tư pháp Thượng viện Hoa Kỳ đã thông qua đạo luật Không Sản xuất và Xuất khẩu Dầu mỏ (NOPEC), mở đường cho một vụ kiện chống lại OPEC vì hành vi chống độc quyền và thao túng thị trường – nếu tổng thống ký thành luật.
Cuộc bỏ..

PV Oil dự kiến bán 40% cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược

Ông Cao Hoài Dương, Tổng giám đốc Tổng công ty Dầu Viê%3ḅt Nam (PV Oil) cho biết, trong kế hoạch cổ phần hóa, cổ đông nhà nước nắm giữ ..

Phó Thủ tướng đồng ý giãn thời gian tăng thuế môi trường với xăng dầu

Thay cho phương án lập tức tăng kịch trần thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đồng ý với lộ trình tăng thuế trong hai đợt, mỗi đợt tăng 500 đồng/lít mà Bộ Công..