Chi phí dầu mỏ của châu Á vượt 1 nghìn tỷ USD mỗi năm khi dầu thô đạt 80 USD/thùng

 

Chi phí cho nhu cầu dầu mỏ châu Á sẽ vượt 1 nghìn tỷ USD trong năm nay, khoảng gấp hai lần trong năm 2015 và 2016 do giá dầu chạm 80 USD/thùng và nhu cầu đạt kỷ lục.

Giá dầu tăng khoảng 20% kể từ tháng 1 và vượt 80 USD/thùng trong phiên giao dịch ngày 17/5, lần đầu tiên vượt ngưỡng này kể từ năm 2014.

Với chỉ số đồng USD mạnh lên, những lo ngại ngày càng tăng về mức độ ảnh hưởng tới các nền kinh tế khi giá dầu cao, đặc biệt tại châu Á nơi liên quan tới nhập khẩu. Chi phí ngày càng tăng có thể tạo ra lạm phát và gây thiệt hại cho cả người tiêu dùng và các công ty.

Ngân hàng đầu tư Canada, RBC Capital Markets đã cảnh báo sau khi giá dầu lên mức cao nhất kể từ tháng 11/2014 “châu Á dễ bị ảnh hưởng nhất với giá dầu tăng vọt”. Khu vực châu Á – Thái Bình Dương chiếm hơn 35% của tổng nhu cầu thế giới (100 triệu thùng dầu mỗi ngày), và tỷ trọng này đang tăng một cách ổn định.

Châu Á cũng là khu vực sản xuất dầu mỏ ít nhất thế giới, chiếm chưa tới 10% tổng sản lượng.

Ngân hàng Morgan Stanley của Mỹ trong tuần này cho biết nhu cầu dầu diesel đóng góp 10 – 20% chi phí tiền mặt cho các công ty khai thác, trong khi dầu đóng góp 4 tới 50% chi phí sản xuất điện, phụ thuộc vào hỗn hợp nhiên liệu của công ty hay quốc gia. Họ cho biết “giá dầu đang tăng sẽ thay đổi toàn bộ đường cong chi phí”.

Trung Quốc cho đến nay là nhà nhập khẩu dầu mỏ lớn nhất châu Á và thế giới, đạt 9,6 triệu thùng/ngày trong tháng 4. Chiếm gần 10% tiêu thụ toàn cầu. Ở mức giá hiện nay, thanh toán cho nhập khẩu dầu mỏ của Trung Quốc là 768 triệu USD mỗi ngày, 23 tỷ USD mỗi tháng và 280 tỷ USD mỗi năm.

Các nước châu Á khác thậm chí còn bị đặt vào tình thế nguy hiểm hơn khi giá dầu đang tăng. Hầu hết thiệt hại tại các nước như Ấn Độ, nơi không chỉ phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu mà còn là quốc gia chưa đủ mạnh để làm dịu đi sự gia tăng chi phí nhiên liệu một cách đột ngột.

RBC cho biết “các nước nghèo hơn với khả năng vay mượn hạn chế có thể đối mặt với khó khăn tài chính trong bối cảnh chi phí nhập khẩu tăng”. Trừ khi nhiên liệu được trợ giá rất nhiều, các hộ gia đình và doanh nghiệp tại những nước nghèo hơn cũng dễ bị ảnh hưởng bởi giá dầu tăng hơn các quốc gia giàu có hơn.

Tại các nước đang phát triển như Ấn Độ hay Philippines, chi phí nhiên liệu chiếm tới khoảng 8 – 9% lương trung bình của người dân, theo số liệu và nghiên cứu của Reuters. Tại các nước giàu có như Nhật Bản và Australia chi phí này chỉ chiếm 1- 2% tiền lương trung bình.

Sự gia tăng trong giá dầu có một tác động đặc biệt lớn tới các công ty giao thông và logistic. Ví như một công ty ở châu Á là công ty chuyển phát nhanh LBC Express Holdings tại Philippines. Một số công ty cho biết họ sẽ chuyển chi phí tăng thêm cho người tiêu dùng. Chryss Alfonsus Damuy, chủ tịch và giám đốc điều hành tại công ty Chelsea Logistics, Philippines cho biết công ty của ông có thể bị ảnh hưởng bởi giá dầu tăng nhưng “chúng tôi có thể chuyển ảnh hưởng cho người tiêu dùng thông qua việc điều chỉnh giá”. Một số người khác cho biết nếu họ bắt người tiêu dùng chịu gánh nặng với chi phí tăng cao họ sẽ mất khách hàng.

Ashish Savla, chủ sở hữu 50 xe tại tại Mumbai, Ấn Độ cho biết diesel chiếm hơn một nửa chi phí của công ty ông và rất khó để chuyển sự gia tăng chi phí cho người tiêu dùng.

Savla cho biết “giá dầu diesel tăng vọt 16% trong một năm, nhưng tôi không thể tăng cước vận chuyển 5%. Nếu tôi tính phí nhiều hơn, khách hàng sẽ sử dụng đường sắt rẻ hơn”.

Anil Mittal người điều hành công ty vận chuyển container và là một thành viên của Hiệp hội Vận tải Hàng hóa Bombay cho biết công ty của ông đã đang hoạt động với lợi nhuận ít hơn trước khi giá tăng.

Với chi phí kinh tế và sự phụ thuộc vào nhập khẩu, các nhà kinh tế cho biết đã đến lúc châu Á hạn chế dầu mỏ.

Nguồn tin: vinanet.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Lập biên bản, yêu cầu Kumho Việt Thanh ngừng dự trữ dầu “chui”

Liên quan đến bài viết “Lập bến cóc, dựng cây xăng lậu” Báo Lao Động phản ánh ngày 2.3.2018, Sở GTVT Hà Nội vừa ra thông báo công bố kết quả kiểm tra, xử lý v..

Sản lượng dầu mỏ của OPEC xuống mức thấp mới | Hoanghungpetro.com.vn

    Một khảo sát của Reuters cho biết sản lượng dầu của OPEC giảm xuống mức thấp 13 tháng trong tháng 5, do sự sụt giảm sản lượng của Venezuela, mất điện tại Nigeria và mức tuân thủ cao theo thỏa thuận cắt ..

Giá xăng dầu tiếp tục tăng, cao nhất 26.834 đồng/lít

Giá xăng E5RON92 tăng 545 đồng/lít; giá xăng RON95 tăng 547 đồng/lít, giá dầu diezel tăng 509 đồng/lít/kg; giá dầu hỏa tăng 469 đồng/lít; giá dầu mazut tăng 536 đồng/lít/kg.
Thực hiện Nghị định 95 về kinh doanh xăng dầu, liên Bộ Công Thương – Tài ..

Giá xăng dầu hôm nay 6/6: Cập nhật giá xăng dầu trong nước, quốc tế

Cập nhật giá xăng dầu trong nước và thế giới mới nhất hôm nay 6/6/2022. Cập nhật giá xăng dầu thế giới mới nhất hôm nay 6/6.
Giá xăng dầu thế giới hôm nay 6/6
Ghi nhận vào lúc 7h00 ngày 6/6 (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô Brent giao ở mức 120…