Quy định mới về nhiên liệu tàu biển có thể khiến giá dầu cao hơn

Iran và Venezuela đã xuất hiện dày đặc trên các bài báo thị trường dầu trong một thời gian và sẽ tiếp tục như vậy trong những tháng tới. Nỗi lo về tình trạng khan hiếm nguồn cung trong bối cảnh một thị trường thắt chặt hơn đã thúc đẩy sự phục hồi giá dầu khiến Brent chạm mức 80 USD/thùng trong tuần trước.

Nhưng một quy định sắp tới mà các nhà phân tích gọi là “sự thay đổi lớn nhất trong lịch sử thị trường dầu mỏ” và “sự thay đổi đột ngột nhất trong ngành công nghiệp lọc dầu” đang sắp xảy ra, và các chuyên gia nói rằng nó sẽ đẩy giá dầu lên cao hơn vì sẽ làm thay đổi một cách đáng kể mô hình nhu cầu về nhiên liệu.

Quy định liên quan đến việc hạn chế đáng kể hàm lượng lưu huỳnh trong nhiên liệu dùng cho tàu biển, nhằm nỗ lực hạn chế lượng khí thải từ ngành vận tải biển.

Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) định ra ngày 1 tháng 1 năm 2020, sẽ là ngày bắt đầu mà chỉ có dầu nhiên liệu hàm lượng lưu huỳnh thấp mới được phép sử dụng cho tàu. Hạn mức lưu huỳnh toàn cầu cho dầu nhiên liệu sẽ được đặt ở mức 0,5 phần trăm m/m (mass/mass) vào năm 2020, một sự cắt giảm đáng kể so với giới hạn toàn cầu đang quy định hiện nay là 3,5 phần trăm m/m.

Quy định này sẽ khiến nhu cầu các sản phẩm chưng cất trung gian như dầu diesel và nhiên liệu tàu biển tăng cao, và các nhà máy lọc dầu sẽ phải chuyển đổi một số sản phẩm mà họ đang chế biến từ dầu thô, các nhà phân tích đồng tình.

Các nhà sản xuất dầu thô Trung Đông có thể là một trong những nước bị thiệt hại nhiều nhất từ ​​quy định mới này, vì họ sản xuất dầu thô hàm lượng lưu huỳnh cao, Amrita Sen, nhà phân tích dầu tại Energy Aspects, nói với CNBC trong tuần này, thảo luận về triển vọng giá dầu.

“Điều này rất quan trọng vì các nhà sản xuất Trung Đông thiệt hại rất nhiều từ đó vì dầu thô của họ có xu hướng lưu huỳnh rất cao”, ông Sen nói, nhấn mạnh  rằng quy định về nhiên liệu vận chuyển là “sự thay đổi lớn nhất trong lịch sử thị trường”.

Quy định siết chặt hơn về nhiên liệu được sử dụng trong ngành vận tải biển sẽ dẫn đến nhu cầu dầu chưng cất trung gian tăng cao, làm tăng nhu cầu dầu thô thêm 1,5 triệu thùng/ngày, điều này có khả năng sẽ đẩy giá dầu lên tới 90 USD/thùng vào năm 2020, Morgan Stanley tuần trước cho biết.

Trong giá dầu nhiên liệu, đường cong kỳ hạn vẫn chưa đưa quy định này vào trong định giá, theo nghiên cứu từ S

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Bùng nổ xuất khẩu dầu của Mỹ thúc đẩy nhu cầu đường ống

Mỹ có thể bổ sung thêm khoảng 4 triệu thùng dầu mỗi ngày trong những năm tới và phần lớn sẽ được vận chuyển ra nước ngoài, đưa nước này trở thành một nước xuất khẩu dầu quan trọng.
Hầu hết nguồn..

Giá xăng dầu hôm nay 13/6: Dầu thô lao dốc mạnh, giá xăng trong nước tăng cao

Lo ngại nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu sụt giảm mạnh và đồng USD mạnh hơn tiếp tục đẩy giá dầu thô hôm nay đi xuống.
Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 13/6/2022, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao ..

Giá dầu đảo chiều do hy vọng châu Âu vẫn duy trì Thỏa thuận hạt nhân Iran

Kết thúc phiên 11/5, giá “vàng đen” rời khỏi mức cao kỷ lục trong phiên trước đó nhờ khả năng cao các đồng minh châu Âu của Mỹ sẽ bảo vệ Thỏa thuận hạt nhân Iran, giú..

Một số tàu NĐ 67 mua bán xăng dầu trái phép trên biển

 
Một số tàu dịch vụ dầu khí dôi dư dầu máy cũng bán lại dầu cho các tàu cá mà không có hóa đơn, chứng từ.
Ngày 15-8, Ban Chỉ đạo quốc gia chống bu