Ấn Độ cam kết tiếp tục nhập khẩu Itừ ran, phớt lờ biện pháp trừng phạt của Trump

Tổng thống Donald Trump có thể đã ra lệnh áp đặt lại lệnh trừng phạt đối với Iran, nhưng một trong những nhà nhập khẩu dầu mỏ lớn nhất châu Á – và một đối tác chiến lược của Mỹ – có kế hoạch phớt lờ chúng.

Ấn Độ, một người mua dầu lâu năm từ Iran và Venezuela, chỉ tuân thủ các biện pháp trừng phạt bắt buộc của Liên Hợp Quốc chứ không phải do một quốc gia áp đặt, Bộ trưởng Ngoại giao Sushma Swaraj phát biểu tại một cuộc họp báo ở New Delhi hôm thứ Hai.

“Ấn Độ sẽ tuân thủ các biện pháp trừng phạt của Liên Hợp Quốc chứ không phải là biện pháp trừng phạt cụ thể theo quốc gia nào đó”, bà Swaraj cho biết tại một cuộc họp thường niên, cùng với hai thứ trưởng ngoại giao và thư ký ngoại giao của Ấn Độ.

Swaraj sau đó đã gặp Ngoại trưởng Iran Javad Zarif, và đã thảo luận việc Trump  rút khỏi thỏa thuận hạt nhân năm 2015 của Iran. Swaraj nói “tất cả các bên tham gia thỏa thuận nên tích cực tham gia để giải quyết các vấn đề một cách hòa bình”, theo tuyên bố của Bộ Ngoại giao.

Các nhà máy lọc dầu của Ấn Độ đã cắt giảm lượng dầu thô Iran mua vào khoảng một nửa mức trước đó của họ khi Liên Hợp Quốc, Liên minh châu Âu và Mỹ áp đặt một loạt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Tehran. Tuy nhiên, Ấn Độ tiếp tục nhập khẩu dầu thô của Iran và nằm trong số sáu khách hàng cuối cùng của quốc gia vùng Vịnh Ba Tư này.

Thu mua của Ấn Độ, đáp ứng hơn 80% nhu cầu dầu của nước này với hàng nhập khẩu, đã tăng vọt sau khi cấm vận được gỡ bỏ vào năm 2016. Các nhà máy lọc dầu của Ấn Độ đã thu mua kỷ lục là 27,2 triệu tấn dầu Iran trong suốt cả năm tính đến hết tháng 3/2017, tăng 114% so với lượng dầu thô nhập khẩu của năm trước đó.

Ấn Độ là nước tiêu thụ dầu lớn thứ ba thế giới. Quốc gia Nam Á này dự kiến cũng ​​sẽ là người tiêu dùng dầu tăng trưởng nhanh nhất đến năm 2040, theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA.

Washington và New Delhi đã vượt qua những căng thẳng thời Chiến tranh lạnh và phát triển mối quan hệ gần gũi hơn trong hai thập kỷ qua, một phần do những lo ngại chiến lược của Mỹ về ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở châu Á.

Nhưng lịch sử sau độc lập của Ấn Độ như một nhà lãnh đạo của phong trào “không liên kết” – các nước đang phát triển không liên minh với Mỹ hay Liên bang Xô viết – nghĩa là New Delhi duy trì các mối quan hệ kinh tế làm tăng sự chú ý ở các thủ đô phương Tây, bao gồm cả Iran , Venezuela và Bắc Triều Tiên. Ấn Độ cũng phớt lờ yêu cầu đóng đại sứ quán tại Bắc Triều Tiên của Mỹ, Swaraj cho biết tại cuộc họp báo của bà.

Vào tháng Hai, Tổng thống Iran Hassan Rouhani đã thăm Ấn Độ và gặp Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi để thảo luận về hợp tác năng lượng và đầu tư của New Delhi vào cảng Chabahar của Iran.

Trump cũng đang xem xét các biện pháp trừng phạt mới đối với Nga, một đồng minh lịch sử và nhà cung cấp vũ khí quan trọng cho Ấn Độ, liên quan đến cáo buộc rằng chính phủ của Vladimir Putin đã can thiệp vào cuộc bầu cử tại Mỹ.

Nguồn: xangdau.net

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Gói hỗ trợ 280 tỷ USD của châu Âu có thể khiến cuộc khủng hoảng năng lượng trở nên tồi tệ hơn | Hoanghungpetro.com.vn

Các gói hỗ trợ của chính phủ châu Âu trị giá hàng tỷ USD nhằm hỗ trợ người tiêu dùng trong bối cảnh giá năng lượng tăng cao chỉ có thể làm gia tăng áp lực lạm phát và tiêu tốn tài chính của chính phủ vì những nỗ lực giảm hóa đơn năng lượng có thể khi..

Chênh lệch lớn giữa giá WTI-Brent làm thúc đẩy xuất khẩu dầu thô của Mỹ

CNBC đã xuất bản một bài báo vào cuối tuần trước, nhấn mạnh đến việc các loại dầu thô của Mỹ giao tới Trung Quốc tăng lên mức kỷ lục trong tháng Mười Một.
Như biểu đồ dưới đây minh họa, dầu..

Giá xăng A95 tăng thần tốc: Ai cho tôi lựa chọn?

Trong lúc nhiều người dân chưa yên tâm thực sự về xăng E5 thì xăng A95 âm thầm tăng giá khiến không ít người bức xúc. 
Cùng với việc đưa xăng E5 vào bán đại t..