Tổng thống Trump đã yêu cầu Saudi hỗ trợ dầu mỏ trước khi quyết định hạt nhân Iran

 

Một ngày trước khi Tổng thống Mỹ Donald Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran, một quan chức cao cấp của ông đã gọi điện cho Saudi Arabia yêu cầu nhà xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới này giúp giữ giá dầu ổn định nếu quyết định này làm gián đoạn nguồn cung.

Riyadh, đối thủ của Tehran, từ lâu đã là đồng minh thân cận của Washinton, nhưng đã gây áp lực trực tiếp lên một thành viên của OPEC và chính sách dầu mỏ là rất hiếm. Trước đó Washington đã ép Saudi Arabia tăng sản lượng trong năm 2012.

Riyadh cho biết ngay cả khi giá vượt 80 USD/thùng, mức cao nhất kể từ năm 2014, thị trường vẫn chưa phục hồi từ một giai đoạn sụt giảm kéo dài. Cho đến khi nhận được cuộc điện thoại này, các quan chức Saudi Arabia vẫn cho biết còn quá sớm để nâng sản lượng.

Riyadh thực hiện đường lối này do giá dầu thô tăng có thể hỗ trợ việc niêm yết của Saudi Aramco trên sàn chứng khoán dự kiến diễn ra trong năm 2019.

Vì thế đó là cú sốc đối với một số thành viên OPEC khi Saudi Arabia đưa ra một tuyên bố hỗ trợ sau khi Washinton áp đặt các lệnh trừng phạt mới với Tehran. Saudi Arabia cho biết họ sẵn sàng nâng sản lượng bù cho bất kỳ thiếu hụt nào.

Ba nguồn tin thân cận cho biết một quan chức cao cấp của chính quyền Mỹ đã gọi điện cho Thái tử Saudi Arabia, Mohammed bin Salman trước khi tuyên bố của Tổng thống Trump để đảm bảo Washington có thể tin tưởng vảo Riyadh, lãnh đạo của OPEC. Một trong các nguồn tin cho biết cuộc gọi này diễn ra vào ngày 7/5. Hai nguồn tin khác không cho biết ngày gọi cụ thể. Washington lo lắng rằng các lệnh trừng phạt có thể hạn chế việc phân phối từ Iran và đẩy giá dầu lên cao.

Một phát ngôn viên Nhà Trắng đã từ chối bình luận liệu có một cuộc điện thoại không.

Tuyên bố của Saudi Arabia hồi tháng 5 đã đe dọa phá vỡ thỏa thuận giữa OPEC và các đồng minh dẫn đầu là Nga để hạn chế sản lượng khoảng 1,8 triệu thùng/ngày, bắt đầu từ tháng 1/2017, để giảm dư cung toàn cầu và hỗ trợ giá. Thỏa thuận này có hiệu lực đến hết năm nay.

OPEC sẽ nhóm họp vào ngày 22/6 và cần một sự đồng thuận của tất cả các thành viên để chính thức thay đổi chính sách. Bộ trưởng Dầu mỏ Iran, Bijan Zanganeh tuần trước cho biết ông không đồng ý về nhu cầu tiềm năng để tăng nguồn cung dầu mỏ toàn cầu.

Một nguồn tin của OPEC cho biết Riyadh và Washington đã thảo luận về giá dầu của họ trước khi Mỹ ra thông báo về Iran.

Sự thay đổi quan điểm đột ngột của Riyadh là một bất ngờ cho các đồng minh vùng Vịnh, những người đã phối hợp chặt chẽ các chính sách của OPEC. Một nguồn tin khác cho biết một số nước vùng Vịnh đã bực mình vì không có sự tham vấn trước với họ. Họ cảm thấy Riyadh bị sức ép từ Washington và họ không được tham vấn trước khi Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia Khalid al-Falih phát ngôn công khai.

Tháng trước tại diễn đàn kinh tế của Nga ở St Petersburg ông Falih cho biết vương quốc này chuẩn bị dần nới lỏng việc hạn chế sản lượng để làm yên lòng các khách hàng. Sự thay đổi này cũng làm khó chịu một số nhà sản xuất ngoài vùng Vịnh. Một nguồn tin thứ hai của OPEC cho biết “một số người cảm thấy họ không được tham vấn trước khi đưa ra các bình luận tại St Petersburg”.

Khi một số lệnh trừng phạt quốc tế được dỡ bỏ trong tháng 1/2016, Iran khó khăn để nâng sản lượng trên 4 triệu thùng/ngày, do thiếu các dự án mới.
Iran sẽ hưởng lợi ít hơn Saudi Arabia khi tăng các nguồn cung cấp nếu họ không thể nâng sản lượng, cũng như nhận được giá thấp hơn đối với sản lượng hiện nay.

Sự phụ thuộc của Mỹ vào nhập khẩu dầu thô từ Saudi Arabia đã giảm đi trong vài năm gần đây, một phần do sản lượng dầu đá phiến trong nước tăng, nhưng Saudi Arabia vẫn là một nguồn cung cấp quan trọng của Mỹ. Theo số liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ nước này đã nhập khẩu 748.000 thùng dầu thô mỗi ngày từ Saudi Arabia trong tháng 3/2018, đã đạt 2 triệu thùng/ngày trong năm 2003, mức cao nhất sau năm 1970.

Cuối tháng 5 Reuters đã báo cáo rằng OPEC và các đồng minh của họ có thể nâng sản lượng khoảng 1 triệu thùng/ngày từ tháng 7 để giải quyết khả năng thiếu hụt dầu mỏ. Các nguồn tin cho biết sự thay đổi lập trường của Riyadh được thúc đẩy bởi sức ép từ Washington và các nước tiêu dùng khác nhưng không phản ánh lo ngại của Saudi Arabia về thiếu hụt nguồn cung.

Nguồn tin: vinanet.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Lệnh cấm tái bảo hiểm tàu chở dầu thu hẹp các lựa chọn của Nga

Lệnh cấm của EU đối với bảo hiểm hàng hải đối với các tàu chở dầu xuất khẩu của Nga có thể hạn chế các lựa chọn bảo hiểm cho các tàu bên ngoài khối vì nó cũng bao gồm thị trường tái bảo hiểm. Vẫn sẽ có ít lựa chọn hơn nếu, như dự kiến, Vương quốc Anh..

Giá năng lượng trên thị trường thế giới ngày 19/5/2018

Giá dầu thế giới quay đầu giảm nhẹ trong phiên cuối tuần (kết thúc vào rạng sáng nay 19/5/2018 – giờ Việt Nam) do lượng giàn khoan dầu tại Mỹ hiện đang rất lớn sau 6 tuần tăng liên tục khiến sản lư..

Việt Nam tốn 4,6 tỷ đô nhập xăng, dầu giá “chát”

Riêng trong tháng 6 năm nay, Việt Nam đã nhập 1,3 triệu tấn xăng, dầu các loại, tăng 3,5% so với tháng trước. 
Theo con số vừa được Tổng cục Hải quan công bố, tính chung 6 tháng, cả nước đ

Cuộc khủng hoảng dầu tại Venezuela không thể được ngăn chặn

Theo số liệu thứ cấp của OPEC, sản lượng dầu của Venezuela đã giảm thêm 52.000 thùng/ngày trong tháng 2 so với một tháng trước đó.
Như vậy, sản lượng dầu của Venezuela đã xuống 1,548 triệu th