Lo ngại về nguồn cung tại Venezuela đẩy giá dầu tăng mạnh

Giá dầu mỏ quay đầu tăng mạnh trong phiên giao dịch ngày 8/6 khi nhà đầu tư tỏ ra lo ngại về sự thiếu hụt nguồn cung ở Iran và tình trạng suy giảm sản lượng ở Venezuela. 

Trong phiên giao dịch này, hợp đồng dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ giao tháng 7 trên sàn Nymex tăng 1,22 USD, tương đương 1,9% lên 65,95 USD/thùng. Hợp đồng dầu Brent giao tháng 8 trên sàn London nhích 1,96 USD, tương đương 2,6) lên 77,32 USD/thùng.

Giá dầu tăng mạnh trong phiên 8/6.

Giá dầu WTI đã giảm xuống mức thấp nhất trong phiên trước đó sau khi Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết nguồn cung dầu thô nội địa vọt 2,1 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 1/6, trái ngược hoàn toàn với dự báo giảm hơn 1 triệu thùng.

Eugen Weinberg – chuyên gia phân tích hàng hóa tại Commerzbank nhận định: “Sự thiếu hụt nguồn cung ở Iran và Venezuela là lý do chính khiến giá dầu mỏ nhanh chóng phục hồi thêm một lần nữa”.

Các nhà phân tích lưu ý rằng các công ty dầu mỏ châu Âu đã thông báo kế hoạch rút hoạt động kinh doanh khỏi Iran do lo ngại ảnh hưởng từ lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Tehran. Dữ liệu từ Reuters cho biết, Venezuela không thể đáp ứng các hợp đồng cho khách hàng trong gần 1 tháng.

Khả năng các lệnh trừng phạt mới của Mỹ đối với Iran, nhà sản xuất dầu mỏ chủ chốt, khiến nguồn cung dầu toàn cầu có thể bị gián đoạn.

Các chuyên gia phân tích tại Ngân hàng ICICI Bank cho biết: “Trong gần 1 tháng Venezuela đã không thể cung ứng dầu thô cho các khách hàng do sản lượng sụt giảm và tình trạng tắc nghẽn tại các cảng dầu chủ chốt của nước này”.

Một trong những đặc điểm chính của thị trường năng lượng thế giới gần đây là mức chênh dầu WTI của Mỹ với dầu thô Brent nới rộng, gần gấp 4 lần kể từ tháng 2 lên tới 11,4 USD/thùng.

William O’Loughlin – nhà phân tích đầu tư tại Công ty chứng khoán Rivkin của Australia cho biết: “Tình trạng này đang diễn ra bởi sự gia tăng sản lượng nhanh chóng từ dầu đá phiến của Mỹ cùng với việc nguồn cung được siết chặt hơn nhờ nỗ lực cắt giảm sản lượng của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và Nga”.

Sản lượng dầu đá phiến của Mỹ gia tăng liên tục gây sức ép cho dầu WTI kỳ hạn. Sản lượng dầu thô của Mỹ trong tuần trước đạt mức 10,8 triệu thùng/ngày, tăng 28% trong 2 năm qua, trung bình 2,3%/tháng kể từ giữa năm 2016. Sản lượng của Mỹ sắp ngang bằng sản lượng của Nga – nước sản xuất hàng đầu thế giới.

Trong khi đó, giá dầu Brent đã được hỗ trợ từ việc cắt giảm sản lượng tự nguyện của OPEC và các nhà sản xuất hàng dầu chủ chốt khác, dẫn đầu là Nga, diễn ra từ đầu năm 2017. Các nước OPEC và Nga sẽ nhóm họp tại trụ sở ở Vienna (Áo) vào ngày 22/6 để bàn về chính sách sản lượng.

Trên toàn cầu, giá dầu đang phải chịu sức ép từ dự đoán các thành viên trong và ngoài OPEC sẽ quyết định tăng sản lượng trong nỗ lực bù đắp sự thiếu hụt nguồn cung tại Iran và Venezuela tại cuộc họp sắp tới.

Nguồn tin: kinhtedothi.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Tài chính dầu khí và ‘vũng lầy’ PVN

Những sai phạm ở PVFC đã tạo thêm một “vũng lầy” cho PVN có phần nghiêm trọng hơn cả khoản thua lỗ của Tổng công ty xây lắp dầu khí (PVC) và khoản góp vốn mất trắng theo OceanBank. 
T..

Điều chỉnh giá xăng dầu từ 15h chiều 23/4

Tại kỳ điều chỉnh xăng dầu vào chiều nay 23/4, Liên Bộ Công Thương- Tài chính quyết định giữ nguyên giá xăng E5, RON95 và tăng các mặt hàng dầu từ 380-500 đồng/lít. 
Li

Libya thúc đẩy xuất khẩu dầu sang châu Âu và Mỹ

Libya đã cố gắng để duy trì sản lượng dầu của mình ở khoảng 1 triệu thùng/ngày trong vài tháng qua và đang đẩy mạnh xuất khẩu dầu sang châu Âu và Mỹ, Cơ quan Năng lượng Quốc t..

UAE: Việc tái cân bằng thị trường dầu mỏ sẽ mất nhiều thời gian hơn | Hoanghungpetro.com.vn

 
Bộ trưởng Năng lượng UAE cho biết việc giảm dư cung dầu mỏ toàn cầu sẽ mất nhiều thời gian hơn, bất chấp các yếu tố cơ bản trong thị trường dầu mỏ cải thiện kể từ khi các nhà sản xuất bắt đầu cắt giảm nguồn cung.
..