Sức nặng đòn thuế quan Trung Quốc vào dầu mỏ Mỹ

Việc Trung Quốc đe dọa áp thuế thuế nhập khẩu dầu mỏ của Mỹ sẽ ảnh hưởng đến một ngành công nghiệp đã phát triển tăng vọt trong hai năm qua. 

Việc Trung Quốc đe dọa áp thuế nhập khẩu dầu mỏ của Mỹ sẽ ảnh hưởng đến một ngành công nghiệp đã phát triển tăng vọt trong hai năm qua và hiện đang có giá trị doanh thu gần 1 tỷ USD/tháng.

Tổng thống Mỹ Donald Trump tuần trước cho biết ông sẽ áp thuế 25% đối với 50 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, bắt đầu từ ngày 6/7.

Ngày 15/6, Trung Quốc cho biết họ sẽ trả đũa bằng cách áp thuế đối một số mặt hàng của Mỹ, trong đó có dầu mỏ.

Giá dầu mỏ thế giới có thể sẽ bị ảnh hưởng từ căng thẳng thương mại Mỹ – Trung Quốc.

Giá cổ phiếu của ExxonMobil và Chevron đã giảm từ 1 xuống 2% kể từ thứ 6 vừa qua, trong khi giá dầu thô của Mỹ giảm khoảng 5%.

Stephen Innes, người đứng đầu mảng giao dịch châu Á-Thái Bình Dương tại OANDA cho biết: “Sự leo thang của cuộc chiến thương mại rất nguy hiểm đối với giá dầu”. “Hãy hy vọng những cái đầu lạnh chiếm ưu thế, nhưng tôi không quá lạc quan”, ông nói thêm.

Căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc diễn ra tại một thời điểm quan trọng đối với thị trường dầu mỏ.

Sau một năm rưỡi tự nguyện cắt giảm nguồn cung – động thái được Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) do Trung Đông chi phối dẫn đầu, cùng với nhà sản xuất phi OPEC là Nga, thị trường dầu mỏ đang thắt chặt với giá dầu được đẩy lên.

Khả năng sụt giảm trong xuất khẩu dầu của Mỹ sang Trung Quốc sẽ mang lại lợi ích cho các nhà sản xuất khác, đặc biệt là từ OPEC và Nga.

Saudi Arabia – nước xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu OPEC và Nga cho biết hôm thứ Sáu rằng họ sẽ nới lỏng việc kiềm chế nguồn cung và bắt đầu tăng xuất khẩu.

Việc Trung Quốc cắt giảm mua dầu của Mỹ cũng có thể mang lại lợi ích cho việc bán hàng của Iran, mà Washington đang cố gắng kiềm chế với các biện pháp trừng phạt mới được công bố vào tháng 5.

“Người Trung Quốc có thể thay thế lượng dầu của Mỹ bằng dầu thô của Iran”, John Driscoll, giám đốc JTD Energy Services, nói.

Phản ứng mạnh của Trung Quốc đối với ông Trump đã khiến một số người trong ngành bất ngờ.

Xuất khẩu dầu thô của Mỹ sang Trung Quốc đã tăng mạnh, nhờ vào sự gia tăng sản lượng trong ba năm qua như một lựa chọn thay thế để bù đắp cho việc OPEC và Nga cắt giảm nguồn cung.

Dữ liệu vận tải tại Thomson Reuters Eikon cho thấy các chuyến hàng dầu thô của Mỹ sang Trung Quốc gần đây đã tăng vọt về giá trị, tăng từ 100 triệu USD / tháng vào đầu năm 2017 lên gần 1 tỷ USD mỗi tháng.

Nguồn tin: toquoc.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Giá dầu hôm nay 5/1/2022: OPEC tăng sản lượng, giá dầu vẫn phi mã, dầu Brent lên mức 80 USD

Giá dầu hôm nay bất ngờ quay đầu tăng mạnh khi mức tăng sản lượng 400.000 thùng/ngày của OPEC trong tháng 2/2022 được cho là không đủ so với đà phục hồi nhu cầu dầu toàn cầu.
Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 5/1/2022, theo giờ Việt Nam, trên sàn Ne..

Thị trường ngày 30/7: Giá dầu chạm 76 USD, vàng tăng vọt, cao su đạt đỉnh 3 tuần

 Giá nhiều mặt hàng tăng trong phiên vừa qua, một trong những lý do quan trọng là USD giảm giá xuống mức thấp nhất trong vòng một tháng.
Dầu thô Brent đạt 76 USD/thùng do nguồn..

Quy định hạn mức tối thiểu trong nhập khẩu xăng dầu: Liệu có những khuất tất?

Xăng dầu đang là một mặt hàng hết sức cần thiết trong hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp. Thế nên quy định hạn mức tối thiểu trong nhập khẩu xăng dầu đã dấy lên những lo ngại về nguy cơ lũng đoạn thị trường x..

Các nước sản xuất dầu mỏ chủ chốt muốn giám sát chặt chẽ nguồn cung

Tổng Thư ký Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) Mohammad Barkindo cho biết đầu tư vào ngành dầu mỏ đang gia tăng khi giá dầu phục hồi song chưa đạt mức trước khi thị trường đi xuống năm 2014.
Tổng Thư k