Giá dầu đi xuống tại thị trường châu Á​

Giá hai loại dầu chủ chốt đồng loạt mất gần 1% trong phiên giao dịch ngày 19/6 tại thị trường châu Á, giữa lúc căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc tiếp tục leo thang. 

Trạm bơm tại mỏ dầu Kern River ở Bakersfield, California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN

Chiều phiên này, tại sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ (WTI) giao kỳ hạn giảm 61 xu Mỹ (0,9%), xuống 65,24 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu Brent Biển Bắc giao kỳ hạn cũng hạ 65 xu Mỹ (0,9%), xuống 74,69 USD/thùng.

Xu hướng bán tháo lan rộng trên khắp các thị trường toàn cầu, giữa bối cảnh Mỹ và Trung Quốc liên tiếp đưa ra những đe dọa về việc áp thuế lẫn nhau đối với các mặt hàng xuất khẩu. Tổng thống Mỹ Donald Trump sáng 19/6 (giờ Việt Nam) tiếp tục công bố các kế hoạch áp mức thuế suất 10% đối với lượng hàng hóa trị giá tới 200 tỷ USD nhập khẩu từ Trung Quốc, nhằm đáp trả cái mà ông gọi là động thái “không thể chấp nhận” của Bắc Kinh khi tăng thuế đối với hàng hóa Mỹ. Ngay sau đó, Bộ Thương mại Trung Quốc cũng đưa ra tuyên bố rằng, nếu Mỹ công bố thêm danh mục hàng hóa Trung Quốc bị đánh thuế bổ sung, Trung Quốc sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc thực hiện các biện pháp đáp trả tương ứng cả về số lượng và chất lượng. Động thái trên khiến căng thẳng thương mại giữa hai nước ngày một nóng lên, đồng thười phủ bóng đen lên các thịt rường toàn cầu, trong đó có thị trường dầu, bởi Trung Quốc đã đề cập tới khả năng tăng thuế nhập khẩu dầu thô từ Mỹ.

Ngoài ra, giá dầu trong phiên này còn chịu sức ép bởi những đồn đoán rằng Tổ chức Các nước xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và đồng minh chủ chốt Nga sẽ dần nâng sản lượng để bù đắp sự thiếu hụt nguồn cung từ Iran và Venezuela.

OPEC và một số nhà sản xuất dầu mỏ lớn nằm ngoài tổ chức này đã và đang thực hiện thỏa thuận cắt giảm sản lượng 1,8 triệu thùng/ngày tổng cộng kể từ tháng 1/2017 và có hiệu lực tới cuối năm 2018 nhằm vực dậy giá dầu. Tuy nhiên, giữa bối cảnh giá dầu thế giới gần đây có lúc đã chạm ngưỡng 80 USD/thùng, mức cao nhất kể từ năm 2014, một số nhà sản xuất dầu mỏ lớn đã thảo luận về khả năng nới lỏng thỏa thuận và điều này sẽ được đề cập tại cuộc họp của OPEC, dự kiến diễn ra vào hai ngày 22-23/6 tới tại Vienna (Áo).

Nguồn tin: bnews.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Baker Hughes: Các nhà khoan dầu cắt giảm số giàn khoan lần đầu tiên trong 7 tuần

Các công ty năng lượng Mỹ trong tuần trước đã cắt giảm số giàn khoan dầu lần đầu tiên trong 7 tuần khi giá dầu thô gần mức cao nhất 3 năm. 
ảnh minh họa
Theo công ty dịch vụ năng lượng Bake..

Tin thế giới 1/2: Nga lo sợ nguy cơ Triều Tiên bị cắt đứt nguồn cung cấp dầu | Hoanghungpetro.com.vn

Nga lo sợ Triều Tiên coi việc cắt đứt nguồn cung cấp dầu là “hành động gây chiến”, đồng thời tuyên bố rằng họ biết rõ các loại tên lửa mà Triều Tiên đang có; Mỹ thử nghiệm thất b..

Ả Rập Xê Út kiên quyết không bỏ lỡ đợt bùng nổ dầu mỏ này | Hoanghungpetro.com.vn

Ả Rập Xê Út đang tiếp tục hưởng lợi từ lĩnh vực dầu tăng trưởng mạnh, khi Aramco công bố lợi nhuận đáng kinh ngạc trong quý 2 năm 2022. Nhưng ngoài việc duy trì các hoạt động khai thác dầu, quốc gia này đang tập trung vào việc sử dụng nguồn thu từ dầ..

Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng: Bộ Công Thương nói gì?

Bộ Công Thương và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nêu quan điểm xung quanh việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng.
Trong thời gian qua, việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng nhận được nhiều quan tâm của dư luận, khi mà ..