Thị trường dầu mỏ khởi sắc phiên cuối tuần

 

Mặc dù biến động thất thường trong tuần qua, song đà phục hồi khá ấn tượng phiên cuối tuần đã giúp thị trường dầu mỏ khép lại tuần giao dịch tích cực.

Cuộc họp của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) là tâm điểm chú ý của giới đầu tư trong tuần này, khi các thành viên OPEC và cả các nhà sản xuất dầu chủ chốt bên ngoài tổ chức này thảo luận về khả năng liệu có ngừng thực hiện thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu hiện thời hay không.

Ngoài ra, thị trường dầu mỏ cũng bị ảnh hưởng khi Mỹ và Trung Quốc liên tiếp có những động thái đe dọa áp thuế đối với các mặt hàng xuất khẩu của nhau.

Căng thẳng thương mại giữa hai nước gia tăng đã và đang phủ bóng đen lên các thị trường toàn cầu, trong đó có thị trường dầu mỏ, bởi Trung Quốc đề cập tới khả năng tăng thuế nhập khẩu dầu thô từ Mỹ.

Tuy vậy, trong ngày 20/6, giá dầu được hậu thuẫn bởi báo cáo từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho hay lượng dầu thô dự trữ của nước này đã giảm 5,9 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 15/6, vượt dự báo của thị trường.

Với lượng dự trữ vào khoảng 426,5 triệu thùng, kho dự trữ dầu mỏ của Mỹ vào thời điểm này đang thấp hơn 2% so với mức trung bình trong 5 năm qua.

Tới phiên giao dịch cuối tuần ngày 22/6, giá dầu tăng khi các thành viên OPEC đồng ý gia tăng sản lượng (nhưng với số lượng thấp hơn dự báo của nhà đầu tư) để bù đắp cho nguồn cung gián đoạn tại một số khu vực.

Kết thúc phiên này, giá dầu ngọt nhẹ (WTI) giao tháng 8/2018 tăng 3,04 USD (tương đương 4,6%) lên 68,58 USD/thùng, mức đóng cửa cao nhất trong vòng một tháng qua. Tính chung cả tuần, giá dầu này đã tăng gần 5,8%.

Trong lúc giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn tại thị trường London (Anh) tiến 2,5 USD (tương đương 3,4%) lên 75,55 USD/thùng, qua đó giúp mức tăng trong cả tuần của giá dầu loại này là 2,9%.

Theo thỏa thuận đạt được hồi tháng 11/2016 và có hiệu lực từ tháng 1/2017, các nước thành viên OPEC và một số nước ngoài OPEC, dẫn đầu là Nga, đã đồng ý cắt giảm 1.2 triệu thùng/ngày tổng cộng.

OPEC cho biết mức độ tuân thủ thỏa thuận đạt 152% trong tháng 5/2018, dẫn đến lượng cắt giảm thực tế vượt mức đề ra.

Tại cuộc họp mới nhất ngày 22/6, OPEC đã nhất trí tăng sản lượng dầu kể từ tháng 7/2018 sau khi Saudi Arabia thuyết phục Iran hợp tác, trong bối cảnh các nước tiêu thụ dầu lớn trên thế giới kêu gọi nâng sản lượng để giúp giảm giá dầu thô và tránh nguy cơ nguồn cung “vàng đen” thiếu hụt.

Ngoài ra, cũng trong ngày cuối tuần, công ty dịch vụ dầu khí Baker Hughes công bố báo cáo cho biết số giàn khoan dầu đang hoạt động tại Mỹ đã giảm một giàn xuống 862 giàn trong tuần này, sau khi tăng liên tiếp bốn tuần trước đó./.

Nguồn tin: bnews.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Dầu ngọt nặng đang hướng tới một cuộc khủng hoảng nguồn cung

‘IMO 2020’ sẽ đánh dấu khởi đầu cho sự thay đổi lớn đối với thị trường xăng dầu toàn cầu. Vào ngày 1 tháng 1 năm 2020, Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) – cơ quan quản lý thị trường vận tải toàn cầ..

PVN có nguy cơ phải bù lỗ 2 tỉ USD

 
Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn
Dự án Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn dù chưa đi vào hoạt động nhưng dự kiến Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) sẽ phải bù lỗ tới 2 tỉ..

Hàng hóa TG tuần tới 23/9: Giá dầu tăng, vàng, cà phê và đường giảm

Tuần qua giá dầu tiếp tục tăng nhiều tuần liên tiếp, trong khi giá nhiều mặt hàng chủ chốt khác sụt giảm.
Năng lượng: Giá dầu tiếp tục tăng
Phiên giao dịch cuối tuần, giá dầu thô ngọ..

Vì sao nên giảm thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng?

Chuyên gia kinh tế cho rằng trong bối cảnh giá xăng dầu tiếp tục tăng nóng, quỹ bình ổn đã cạn kiệt, giải pháp khả thi hơn cả để điều tiết giá là giảm thuế, phí.
Theo giới chuyên gia, giá dầu thế giới vẫn còn tiếp tục biến động phức tạp, các kỳ đi..