Muốn “giữ giá”, OPEC vẫn e dè khi tăng sản lượng khai thác dầu mỏ

Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) và Nga nhất trí chỉ tăng nhẹ sản lượng khai thác dầu mỏ. 

Các nước OPEC đã đưa ra quyết định nâng sản lượng dầu (Ảnh: Công nhân dầu khí làm việc trên mỏ dầu ở Basra, Iraq – Nguồn: Reuters/CNBC).

Các nhà sản xuất lớn bên ngoài Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ – bao gồm Mexico và Kazakhstan – đã gặp các bộ trưởng và thông báo tăng sản lượng lên 1 triệu thùng / ngày. Trong thực tế, điều đó sẽ bổ sung thêm 600.000 đến 700.000 thùng dầu thô mỗi ngày vào thị trường trong khoảng 6 tháng.
Các điều khoản của thỏa thuận này khá phức tạp với mức tăng sản lượng 1 triệu thùng/ngày của nhóm được Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia Khalid Al-Falih mô tả là “danh nghĩa”. Trong thực tế, hiệp định sẽ bổ sung một lượng dầu nhỏ hơn vào thị trường vì một số quốc gia không thể tăng sản lượng của họ.
Thỏa thuận vừa qua cũng mơ hồ như thỏa thuận hôm thứ 6, một đại biểu cho biết. Thỏa thuận không ghi chi tiết mức tăng sản lượng sẽ được phân chia giữa các nước OPEC và các nước không thuộc OPEC như thế nào, Perez cho biết. Bộ trưởng Dầu khí Angola Diamantino Azevedo cho biết nhóm đã đồng ý các nguyên tắc phân phối.

Vào thứ 6, mỗi bộ trưởng dường như có cách hiểu riêng về tác động lên thị trường của việc tăng sản lượng. Iran nói rằng sản lượng sẽ không tăng hơn 500.000 thùng một ngày. Nigeria dự đoán 700.000 thùng và Iraq cho biết sản lượng bổ sung có thể lên tới 800.000 thùng. Các tuyên bố chính thức từ cả hai cuộc họp không đề cập đến các chi tiết cụ thể, thay vào đó cam kết rằng nhóm sẽ tập trung vào việc khôi phục mức cắt giảm sản lượng về mức ban đầu đã nhất trí trong năm 2016.

Một số chuyên gia không tin rằng thỏa thuận này sẽ giải quyết được nhiều thách thức mà OPEC phải đối mặt. Tình hình ở Venezuela vẫn đang nhiều biến động, với một loạt các dự đoán về việc sản lượng của nước này có thể giảm bao nhiêu khi ngành công nghiệp dầu mỏ trên đà sụp đổ. Cũng có những lo ngại ngày càng tăng rằng các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Iran có thể có tác động lớn hơn so với mức giảm xuất khẩu 1 triệu thùng mỗi ngày trong năm 2012.

Iran không tin rằng khách hàng của mình sẽ được miễn trừ khỏi các lệnh trừng phạt chính phủ Mỹ để cho phép họ tiếp tục mua dầu thô, Bộ trưởng Dầu mỏ Bijan Namdar Zanganeh cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên Bloomberg hôm thứ 6. Các quan chức Mỹ đã yêu cầu Nhật Bản ngừng hoàn toàn việc nhập khẩu dầu từ Iran.

Tổng thống Mỹ Donald Trump, người mà dòng tweet của ông đóng góp một phần trong việc thúc đẩy Saudi Arabia đẩy mạnh sản xuất, cho biết hôm thứ 6 rằng ông sẽ theo dõi sát sao sự tiến triển của thỏa thuận mới của nhóm. “Hy vọng OPEC sẽ tăng đáng kể sản lượng”, Trump nói trên Twitter. “Cần phải giữ giá thấp!”.

Nguồn tin: enternews.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Saudi Arabia chống tham nhũng, giá dầu tăng

Chiến dịch chống tham nhũng đang diễn ra tại Saudi có thể là sự khởi đầu của một cuộc tranh giành quyền lực lớn hơn từ người kế vị chiếc ngai vàng. Chiến dịch này được dự báo có thể làm mất ổn đ..

Saudi Arabia thúc đẩy xuất khẩu xăng và dầu diesel

Xuất khẩu dầu diesel và xăng của Saudi Arabia đã đạt kỷ lục trong tháng 1, thời điểm khi nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới này vẫn tiếp tục tuân thủ hiệp định cắt giảm sản lượng của OPEC.
Sản lượng dầu thô ..

Giá dầu giảm do lo ngại căng thẳng thương mại Mỹ-Trung

Giá dầu lùi dốc hôm 26/3 và để mất mốc cao nhất trong nhiều tuần trong bối cảnh giới đầu tư đánh giá tác động của căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, và Trung Quốc bắt đ..

Barclays: Iran có thể tìm người mua dầu khác nếu các lệnh trừng phạt tăng cường

Iran có thể làm nhiều việc khác nhau trước các biện pháp trừng phạt chặt chẽ hơn có thể áp đặt đối với ngành dầu mỏ, chẳng hạn như chuyển dầu tới những nơi khác nhau, Michael Cohen, người..