Phiên 3/5 giá dầu châu Á đi xuống do lo ngại nhu cầu từ Trung Quốc sụt giảm

Trong phiên giao dịch ngày 3/5, giá dầu tại thị trường châu Á giảm khoảng 1%.

Trong phiên giao dịch ngày 3/5, giá dầu tại thị trường châu Á giảm khoảng 1% trong bối cảnh nhà đầu tư lo ngại nhu cầu tiêu thụ dầu thu hẹp khi Trung Quốc tiếp tục kéo dài các biện pháp phong tỏa để phòng dịch COVID-19.

Cụ thể, giá dầu Brent Biển Bắc giao kỳ hạn giảm 1,3 USD (tương đương 1,2%) xuống 106,28 USD/thùng vào lúc 16 giờ 42 phút (giờ Việt Nam) và giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) cũng giảm 90 xu Mỹ (0,9%) xuống 104,27 USD/thùng.

Các nước châu Âu đang thảo luận về khả năng áp đặt lệnh cấm vận đối với dầu mỏ Nga, và điều này dự kiến sẽ đẩy giá dầu thế giới lên cao hơn do nguồn cung thắt chặt. Tuy nhiên, lo ngại về nhu cầu dầu giảm tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã lấn át những hiệu ứng tích cực đối với giá dầu này.

Thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc đã ghi nhận hàng chục ca nhiễm mới mỗi ngày và đang tăng cường xét nghiệm và truy vết để ngăn chặn nguy cơ áp đặt biện pháp phong tỏa cả thành phố, như trường hợp của Thượng Hải trong tháng qua. Các nhà hàng tại Bắc Kinh không phục vụ ăn uống tại chỗ và một số khu chung cư đã bị phong tỏa.

Nhà phân tích thị trường hàng hóa Vivek Dhar của ngân hàng Commonwealth Bank nhận xét, động lực tích cực của giá dầu hiện nay là lệnh cấm vận dầu mỏ của Liên minh châu Âu (EU) và thị trường đang chờ đợi xem quyết định này có được đưa ra hay không? Trong khi đó, chiến dịch Zero COVID (Không COVID) của Trung Quốc vẫn tiếp tục gây áp lực giảm giá đối với “vàng đen”. Cả hai đều là những yếu tố rất quan trọng.

Giá dầu đã tăng lên mức cao nhất trong nhiều năm, với giá dầu Brent đạt 139 USD vào tháng Ba, mức cao nhất kể từ năm 2008 sau khi cuộc xung đột Nga-Ukraine leo thang và làm trầm trọng thêm lo ngại về nguồn cung dầu mỏ. Khả năng EU đẩy mạnh các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga và dầu mỏ của nước này đã tiếp thêm xung lực cho đà tăng giá dầu. Ủy ban châu Âu (EC) dự kiến sẽ hoàn tất thảo luận về gói trừng phạt tiếp theo đối với Nga, trong đó có lệnh cấm mua dầu của Nga, vào cuối ngày 3/5 (giờ địa phương).

Thị trường cũng đang tập trung sự chú ý vào báo cáo dự trữ và nguồn cung dầu của Mỹ do Viện Dầu mỏ Mỹ và Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA) công bố trong ngày 4/5. Theo các nhà phân tích tham gia khảo sát của Reuters, dự trữ dầu thô của Mỹ ước giảm 1,2 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 29/4./.

Nguồn tin: Bnews

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Giá năng lượng thế giới ngày 26/01/2018

 
Dầu thô (USD/bbl) Mặt hàng Giá Chênh lệch % thay..

Mỗi lít xăng giảm hơn 600 đồng

Từ 15h, mỗi lít xăng RON 95, E5 RON92 giảm 630-650 đồng; còn dầu diesel giảm hơn 1.630 đồng.
Theo Liên bộ Công Thương – Tài chính, giá xăng E5 RON 92 giảm 650 đồng, RON95 hạ 630 đồng. Trong khi đó, các mặt hàng dầu hạ thêm 560-1.670 đồng một lít, ..

Nhập khẩu dầu của Trung Quốc giảm gây sức ép lên giá

Trung Quốc nhập khẩu dầu thô ít hơn 12% trong tháng 12 so với tháng 11, khi mà mức nhập khẩu của tháng 11 đạt mức cao kỷ lục, làm dấy lên mối lo ngại trước mắt về nhu cầu từ một trong những nước t..

Nga tăng mua nợ Mỹ: Moscow dư dả vì giá dầu tăng

Việc Nga chọn mua trái phiếu Mỹ là bởi đó là kênh đầu tư an toàn nhất, lợi thế nhất. 
Trái phiếu chính phủ Mỹ là vàng?
Theo dữ liệu của Bộ Tài chính Mỹ, số nợ c..