G7 có thể thảo luận về mức giá trần đối với nhập khẩu năng lượng của Nga

Các quốc gia công nghiệp hàng đầu thế giới có thể thảo luận về ý tưởng áp đặt mức giá trần đối với năng lượng nhập khẩu từ Nga tại một hội nghị thượng đỉnh diễn ra vào cuối tháng này, các nguồn tin thân cận với kế hoạch nói với Bloomberg hôm thứ Sáu.

Các nhà lãnh đạo của nhóm G7 bao gồm Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Anh và Hoa Kỳ, sẽ nhóm họp tại Đức từ ngày 26 đến 28 tháng 6.

Các nhà đàm phán hàng đầu từ những quốc gia này đang chuẩn bị các cuộc đàm phán về mức giá trần cho năng lượng của Nga, mặc dù không chắc chắn rằng mặt hàng này sẽ nằm trong chương trình nghị sự, theo nguồn tin của Bloomberg.

Tháng trước, nhóm G7 đã cam kết dừng mọi hoạt động mua dầu của Nga sau khi Nga xâm lược Ukraine, mặc dù không nói rõ việc ngừng mua dầu từ Moscow sẽ diễn ra như thế nào và khi nào. Kể từ cuộc họp gần đây nhất của G7, EU đã thông qua một gói trừng phạt mới đối với Nga, áp đặt lệnh cấm vận đối với dầu nhập khẩu từ đường biển của Nga, có hiệu lực trong vòng 8 tháng.

Bất chấp các lệnh trừng phạt, Nga vẫn có được nguồn thu từ dầu khí nhờ giá dầu cao. Vì vậy, các nhà lãnh đạo G7 đang tìm cách giảm doanh thu từ dầu mỏ cho Putin – doanh thu là một phần quan trọng trong nguồn thu nhập của chính phủ Nga.

Thủ tướng Ý Mario Draghi là một trong những người đề xuất mức giá trần đối với năng lượng nhập khẩu của Nga, nhưng các nước khác lo ngại rằng việc này sẽ làm méo mó thị trường và dẫn đến sự trả đũa của Nga.

Trong tuần trước, Nga đã cắt giảm lưu lượng khí đốt tự nhiên đến Đức, Ý, Pháp và các nước khác, ngay khi các nhà lãnh đạo của Đức, Ý và Pháp cùng đến thăm Kyiv và gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.

Moscow cho biết việc cắt giảm lượng khí đốt của Nga cho các khách hàng châu Âu, vốn đã đồng ý với kế hoạch thanh toán khí đốt bằng đồng Ruble mà Putin yêu cầu, là do Siemens Energy đang trì hoãn việc trả lại một tuabin khí đã sửa chữa từ Canada vì các lệnh trừng phạt đối với Nga. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo châu Âu nói rằng lời giải thích chính thức của Nga là dối trá và việc giao khí đốt ít hơn là một động thái chính trị từ Điện Kremlin.

Nguồn tin: xangdau.net  

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Giá xăng dầu hôm nay 27/6: Dầu thô giảm mạnh, Brent trượt về mức 112,06 USD/thùng

Lo ngại suy thoái kinh tế sẽ sớm hơn dự báo cộng với thông tin dự trữ dầu thô Mỹ tăng đã khiến giá dầu hôm nay quay đầu trượt giảm mạnh.
Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 27/6/2022, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu t..

Giá xăng có thể tăng sau dịp nghỉ lễ 2/9

 Lãnh đạo một doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu dự đoán giá xăng trong nước nhiều khả năng sẽ tăng trong kỳ điều hành tới do dầu thế giới diễn biến bất thường.
Dữ liệu từ Oilprice cho thấy, thời điểm đầu ngày 28/8 (giờ Việt Nam), giá..

“Phá cùm” kinh doanh xăng dầu: Lợi người bán, tốt người mua

Việc cắt giảm các điều kiện kinh doanh xăng dầu sẽ giúp quyền tự do kinh doanh của các doanh nghiệp tăng lên, mở rộng quy mô sản xuất, tăng sức cạnh tranh, từ đó mang lại lợi ích cho người tiêu d

Mỹ có thể thở phào nhẹ nhõm với thỏa thuận Nga-OPEC

Saudi Arabia và Nga đang xem xét một thỏa thuận dài hạn để mở rộng hợp tác với Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC). Thỏa thuận tiềm năng này, được thông báo trong chuyến công du k