1 lít xăng gánh 8.000đ thuế môi trường: Dân chịu hết

Để được lưu thông bằng xe máy ở Việt Nam là một điều không hề đơn giản, đủ các loại luật, đủ các loại thuế. 

Sau khi báo Đất Việt đăng tải 2 tin liên quan đến việc xăng dầu có thể phải gánh thêm 8000đ /lít do thuế môi trường: “1 lít xăng gánh 8.000đ thuế môi trường: Có tăng giá?”, “1lít xăng Việt gánh 8.000đ thuế môi trường: Cao gấp rưỡi Mỹ”, đã có rất nhiều phản hồi từ phía độc giả liên quan đến đề xuất trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật thuế bảo vệ môi trường vừa được Bộ Tài chính công bố.

Thu phí môi trường làm gì?

Bày tỏ bức xúc, bạn đọc có tên Minh Anh viết: “Thuế môi trường dùng để làm gì, trong khi dân nắng thì biết nắng, hạn hán thì biết hạn hán, lũ lụt ngập úng, môi trường thì vẫn ô nhiễm, vậy phí môi trường thì để làm gì?, tất cả phải làm rõ cho dân biết, vì âu cũng là tiền của dân”.

Trong khi, bạn Vương Vũ thì cho rằng, hiện nay, môi trường vẫn bị tàn phá nghiêm trọng. Lũ lụt, hạn hán, ô nhiễm dân bỏ tiền ra đóng thuế rồi phải gồng mình nên chịu đựng hậu quả. Đúng là nghịch lý.

Mà nếu tăng thêm 4000/lít thì ngửi xăng không thấy độc nữa hay xăng hoàn toàn vô hại với con người và môi trường, được vậy tăng lên 10.000đ dân ai cũng chịu.

Nhiều bạn độc giả bày tỏ băn khoăn, bảo vệ môi trường trước hết là phải bảo vệ rừng, bảo vệ bờ biển, bảo vệ dòng chảy của sông ngòi rồi đến các nhà máy, đồng ruộng, cớ sao cứ chăm chăm vào xăng dầu.


1 lít xăng phải gánh thêm 8000đ thuế môi trường


Nếu nói là để tăng ngân sách thì dân chấp nhận. Còn cứ nhằm vào ô tô, xe máy thì đã đủ các loại thuế phí phải cõng.

Để được lưu thông bằng xe máy ở Việt Nam là một điều không hề đơn giản, đủ các loại luật, đủ các loại thuế, bảo hiểm, nhưng thử hỏi môi trường có thật sự tốt hơn?.

Giá 1 lít xăng ở Việt Nam bằng 4 lít xăng ở nước ngoài

Trong khi đó, bạn đọc Manly Nguyễn phân tích: “Bạn có biết rằng 1 lít dầu thô khai thác nên bán được có khoảng dưới 7000/ 1 lít trong khi riêng chỉ có thuế bảo vệ môi trường đã thu đến 8000 d/ lít xăng. Đấy là chưa kể các loại thuế khác cộng vào.

Cứ thu thuế kiểu này thì cần gì phải đi tìm kiếm khai thác dầu làm chi cho tốn tiền của, cứ nhập khẩu xăng dầu thương phẩm về bán cho dân ta và thu thuế, như thế chẳng bằng doanh thu của mấy chục cái tập đoàn dầu khí việt nam cộng lại hay sao. Chỉ khổ dân thôi.

Ai cũng biết bảo vệ môi trương là tốt nhưng 4000đ với mỗi lít xăng là 1 con số khủng khiếp, tôi không biết rằng đã đánh giá hết sức ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của hàng hóa nội địa khi tăng giá xăng chưa. Hơn nữa tôi rất nghi ngờ hiệu quả sự dụng tiền thuế môi trường này.

Vì có rất nhiều dự án môi trường của nước ta mà tôi thấy hiệu quả không cao. Đánh đổi sức cạnh tranh nội địa để đổi lấy cái viễn cảnh môi trường không lấy gì là khả quan”.

Bạn đọc Nguyễn Tiến phân tích góc độ khác, các xe hơi, xe máy đời mới bây giờ toàn nghe quảng cáo là đạt tiêu chuẩn khí thải Châu Âu. Còn các loại xe tải, xe ben, xe đầu kéo, các loại tàu thuỷ, tàu lửa thì không nghe nói về tiêu chuẩn này. Như vậy nếu đánh thuế để có kinh phí cải tạo môi trường thì nên đánh thuế đơn vị sản xuất xe không đạt tiêu chuẩn khí thải chứ sao lại đánh thuế vào người sử dụng xăng?.

Thậm chí, hàng ngày tôi đổ bình quân 50.000đ vậy 1 tháng khoảng 300.000đ tiền phí bảo vệ môi trường nhưng tôi thường chạy xe trên dường thấy có được hưởng cái gì đâu, theo tôi nếu là phí bảo vệ môi trường thì chỉ dùng cho những gì liên quan tới môi trường mà thôi không sử dụng cho mục đích khác.

Tính đơn giản là mỗi người Việt Nam dùng 1 lít xăng/năm, với 8000đ/1 lít quy ra cho dân số 80 triệu người Việt Nam sẽ là 640 tỷ/năm. Mà Xăng A95 giá hiện tại 18.440đ/lít trong đó hết 4000 đồng thuế bảo vệ môi trường tức chiếm 20% giá thành nếu tăng lên 8000 đồng thì có nghĩa là chiếm 40% giá thành.

Đồng tình, bạn Ngọc Quý cũng chỉ rõ, một thùng đầu thô khoảng 159lít, giá mỗi thùng dầu hiện tại là 50USD, tương đương khoảng 1.100.000đ nếu quy đổi 22.000đ/1USD. Như vậy mỗi lít dầu thô là khoảng 6.918đ, thuế bảo vệ môi trường thu 8000đ/1 lít như vậy là cao hơn cả giá bán dầu thô.

Cứ áp dụng đánh thuế kiểu này thì tiền thu được cũng bằng tiền bán sản lượng của hàng nghìn mỏ dầu khai thác ngoài khơi mà không phải bỏ ra đồng vốn nào, mà cũng chẳng phải suy nghĩ gì đến hậu quả môi trường do khai thác dầu thô gây ra, chỉ mỗi nỗi khổ của nhân dân do giá xăng dầu cao thì không ai đề xuất.

Ai quản lý quỹ?

Một vấn đề khác được độc giả rất quan tâm đó là vấn đề quản lý quỹ, bạn đọc Phạm Hồng Dũng đặt câu hỏi: “Vấn đề là ai quản lý quỹ thuế môi trường này, tính hiệu quả, minh bạch của nó ra sao?.

Tôi đề nghị thay vì cứ gom vào thuế bảo vệ môi trường hết thì mình có thể tách nó ra làm nhiều loại thuế khác nhau. Suy cho cùng thuế nào cũng là thuế, mục đích sử dụng cũng giống nhau, gán là thuế bảo vệ môi trường thì người ta dễ thắc mắc bảo vệ cái gì, trong khi môi trường ngày càng tệ hại hơn”.

Nguồn tin: Baodatviet

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Saudi sẽ cung cấp dầu cho Sudan để giúp giảm bớt tình trạng thiếu nhiên liệu

Saudi Arabia sẽ cung cấp dầu cho Sudan trong vòng 5 năm tới để giúp nước này giảm bớt tình trạng khủng hoảng nhiên liệu nghiêm trọng trong nước, Bộ trưởng Dầu mỏ Sudan Abdul Rahman Osman cho biết hôm thứ ..

Mỹ sắp là nước sản xuất dầu thô lớn thứ nhì thế giới

Báo cáo mới của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho hay Mỹ đang trên đà vượt Ả Rập Xê Út, trở thành nước sản xuất dầu thô lớn thứ nhì thế giới, chỉ sau Nga. 
Ảnh: Reuters
Theo Russ..

Phân tích cuộc họp bán niên của OPEC

OPEC đã lên lịch lại các cuộc họp của mình sẽ diễn ra vào ngày 1 và 2 tháng 7 tuần sau từ ngày 26 tháng 6. Đó là một dấu hiệu của sự yếu kém đáng kinh ng..

Căng thẳng Mỹ-Trung lắng xuống, giá dầu tăng trở lại

Giá dầu phục hồi phiên thứ Năm khi lo ngại về một cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc có dấu hiệu hạ nhiệt.  
Ảnh minh họa.
Giá dầu thô Mỹ WTI tăng 17 cent, tương đương 0,3%, lên 63..