Giá xăng dầu hôm nay 20/7: Giá dầu thô giảm nhẹ, Brent ở mức 107,25 USD/thùng

Sau khi tăng mạnh trong phiên 19/7 nhờ đồng USD suy yếu, giá dầu hôm nay đã quay đầu giảm nhẹ khi lo ngại nhu cầu tiêu thụ dầu yếu lấn át áp lực nguồn cung thắt chặt trong bối cảnh nguy cơ suy thoái kinh tế ngày một lớn dần.

Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 20/7/2022, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 9/2022 đứng ở mức 100,35 USD/thùng, giảm 0,39 USD/thùng trong phiên. Tuy nhiên, nếu so với cùng thời điểm ngày 19/7, giá dầu WTI giao tháng 9/2022 đã tăng tới 5,97 USD/thùng.

Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 9/2022 đứng ở mức 107,25 USD/thùng, giảm 0,10 USD/thùng trong phiên nhưng đã tăng tới 1,71 USD so với cùng thời điểm ngày 19/7.

Giá dầu ngày 20/7 giảm nhẹ khi lo ngại nhu cầu tiêu thụ dầu suy yếu trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang chậm hơn so với các dự báo được đưa ra trước đó.

Bức tranh kinh tế toàn cầu thậm chí còn được dự báo sẽ khó khăn hơn khi ngân hàng trung ương các nước tăng mạnh lãi suất nhằm kiềm chế lạm phát.

Tuy nhiên, ở chiều hướng ngược lại, giá dầu hôm nay cũng được hỗ trợ mạnh bởi một loạt các yếu tố như đồng USD suy yếu, nguồn cung dầu thô thắt chặt…

Lượng dầu Nga bán sang Trung Quốc và Ấn Độ đã giảm đáng kể, tới 30%, so với mức đỉnh được ghi nhận kể từ khi cuộc xung đột Nga-Ukraine nổ ra, theo thông tin được Bloomberg.

Việc gián đoạn nguồn cung khí đốt từ Nga đến châu Âu cũng buộc nhiều nước trong khu vực tìm kiếm các nguồn năng lượng mới, trong đó có dầu thô, đặc biệt khi thời tiết ở nhiều nước như Anh, Đức được ghi nhận nắng nóng kỷ lục.

Giá dầu hôm nay cũng được hỗ trợ mạnh bởi lo ngại G7 sẽ áp giá trần với dầu mỏ Nga.

Theo ông Gal Luft, Giám đốc Viện Phân tích An ninh Toàn cầu, thì đây là một ý tưởng vô lý bởi nó giống việc đến một cửa hàng và yêu cầu người bán hàng phải bán với giá thấp hơn mức giá niêm yết.

Vị chuyên gia này đồng thời cũng cảnh báo động thái này có thể đẩy giá dầu lên mức 140 USD/thùng.

Trước đó, Bloomberg đưa tin Mỹ và các nước đồng minh đang thảo luận về việc giới hạn giá dầu của Nga ở ngưỡng 40-60 USD/thùng.

Giá dầu thô còn được thúc đẩy bởi tâm lý tích cực từ thị trường chứng khoán Mỹ nhờ các báo cáo tài chính của doanh nghiệp tốt hơn kỳ vọng.

Tại thị trường trong nước, hiện giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau: Giá xăng E5 RON 92 không cao hơn 27.780 đồng/lít; giá xăng RON95 không cao hơn 29.670 đồng/lít; giá dầu diezen 0.05S không cao hơn 26.590 đồng/lít; giá dầu hỏa không cao hơn 26.345 đồng/lít; giá dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 17.712 đồng/kg.

Nguồn tin: PetroTimes

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Giá dầu lại lên đỉnh 2 năm rưỡi nhờ tồn kho Mỹ giảm

Giá dầu thô Mỹ kết phiên 22/11 ở mức cao nhất kể từ tháng 6/2015 nhờ tồn kho dầu thô của Mỹ giảm lần đầu tiên trong vòng 3 tuần và OPEC được kỳ vọng sẽ gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng v

Giá xăng dầu sắp giảm lần thứ 6 liên tiếp?

Hiện giá xăng vẫn còn nhiều dư địa để tiếp tục giảm mạnh vào ngày 21-8 tới.
Dữ liệu của Bộ Công thương cho biết, hôm nay (18-8), giá xăng nhập khẩu giảm còn 111 USD/thùng. Mức giá này bằng ngày 14-2, mà khi đó giá xăng trong nước chạm mức 25.320 đ..

Mười năm tiếp theo của thị trường dầu

 
Một năm 2019 đầy biến cố đã kết thúc một thập kỷ hỗn loạn của thị trường dầu mỏ, trong đó giá dầu thô Brent dao động từ mức cao 125 đô la Mỹ/thùng vào năm 2012 xuống mức thấp nhất l