Trung Quốc có thể chứng kiến ​​sự sụt giảm chưa từng có trong nhập khẩu LNG vào năm tới

Trung Quốc đã trở thành nhà nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng lớn nhất thế giới vào năm ngoái. Nhưng trong một thị trường năng lượng hoàn toàn khác trong năm nay, Trung Quốc có thể sẽ nhường lại vị trí này cho Nhật Bản, khi nhập khẩu LNG vào Trung Quốc đang có xu hướng giảm mạnh nhất kể từ khi nước này bắt đầu nhập khẩu nhiên liệu này vào năm 2006.

Nhu cầu khí đốt suy yếu ở Trung Quốc, sản xuất khí đốt tự nhiên trong nước tăng, các chính sách hỗ trợ than đá như một công cụ “an ninh năng lượng”, và tất nhiên, giá LNG giao ngay cao hơn nhiều trong năm nay, tất cả những nguyên nhân nêu trên đã làm giảm lượng mua LNG của Trung Quốc từ đầu năm cho đến nay, các chuyên gia tư vấn của Wood Mackenzie cho biết trong một phân tích tuần này.

Wood Mackenzie dự kiến ​​nhập khẩu LNG của Trung Quốc sẽ giảm xuống 69 triệu tấn (Mt) trong năm nay, đây sẽ là mức giảm 14% hàng năm chưa từng có – mức giảm mạnh nhất kể từ lần đầu tiên Trung Quốc nhập khẩu LNG vào năm 2006.

Theo WoodMac, nhu cầu khí đốt của Trung Quốc giảm 5% so với năm ngoái trong quý II do giá nhập khẩu khí đốt cao, kinh tế suy thoái với các đợt đóng cửa liên quan đến COVID, mùa đông ấm hơn bình thường, và sự ủng hộ đối với than ‘sạch hơn’ khi các nhà chức trách Trung Quốc ưu tiên cho an ninh năng lượng kể từ đợt mất điện vào mùa thu năm ngoái.

Từ đầu năm cho đến nay, Trung Quốc đã tránh xa các lô hàng LNG giao ngay đắt đỏ do giá tăng cao với cuộc khủng hoảng năng lượng mùa thu năm ngoái và cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine, khiến châu Âu đua nhau mua LNG để thay thế càng nhiều khí đốt qua đường ống của Nga càng sớm càng tốt.

Các thị trường năng lượng thay đổi cũng đã điều chỉnh các chính sách nhập khẩu LNG của Trung Quốc. Năm 2021, Trung Quốc là khách hàng mua LNG lớn nhất trên thế giới, và Mỹ là nhà cung cấp khối lượng LNG giao ngay lớn nhất cho Trung Quốc, EIA cho biết hồi đầu năm nay.

Từ tháng 2 đến tháng 4 năm 2022, nhập khẩu LNG của Trung Quốc từ Hoa Kỳ đã giảm 95% so với cùng kỳ năm 2021. Từ đầu năm cho đến nay, Hoa Kỳ đã thỉnh thoảng vận chuyển LNG đến Trung Quốc, nhưng hầu hết các lô hàng xuất khẩu của Mỹ đều hướng đến châu Âu, khu vực đang chấp nhận trả mức giá cao hơn nhiều cho nguồn cung LNG giao ngay.

Châu Âu đang trả giá cao hơn Châu Á để có được các lô hàng giao ngay và đang chuyển sang sử dụng LNG, chủ yếu đến từ Mỹ, để cắt giảm sự phụ thuộc lớn vào khí đốt của Nga. Đồng thời, Trung Quốc đang mua thêm LNG từ Nga, khi phương Tây không muốn đụng đến khí đốt của nước này. Giá LNG giao ngay cao và nhu cầu trì trệ do Trung Quốc phong tỏa để thực hiện chính sách zero-COVID đã làm giảm đáng kể nhu cầu của Trung Quốc đối với LNG giao ngay của Mỹ trong năm nay. Các công ty Trung Quốc đã ký một số thỏa thuận dài hạn cho LNG của Mỹ, gia nhập xu hướng người mua quay trở lại các giao dịch dài hạn để tránh nguồn cung LNG giao ngay đắt đỏ trên một thị trường mà châu Âu đang giành nhau mua để tránh phải phân bổ khí đốt trong mùa đông và ngành công nghiệp sụp đổ.

“Người mua Trung Quốc đã giảm thiểu việc mua LNG giao ngay đắt đỏ. Việc mua các lô hàng giao ngay rất im ắng, và được biết, một số người Trung Quốc đã bán lại các lô hàng tới thị trường châu Âu”, Giám đốc nghiên cứu Miaoru Huang của Wood Mackenzie cho biết.

Giá giao ngay cao và nhu cầu yếu hơn từ ngành điện do than đá đang được ưu tiên sử dụng có thể dẫn đến việc nhập khẩu LNG của Trung Quốc giảm mạnh nhất trong lịch sử.

“Năm 2015, nhập khẩu LNG của Trung Quốc lần đầu tiên giảm nhưng chỉ giảm 1%. Nhật Bản sẽ quay trở lại trở thành nhà nhập khẩu LNG lớn nhất thế giới trong năm nay”, Huang nhận định.

Các nhà phân tích của WoodMac cho biết sự hỗ trợ vững chắc cho than đá cũng đang làm giảm nhu cầu khí đốt của Trung Quốc.

“Trung Quốc khó có khả năng thay đổi chính sách than đá như một nền tảng của an ninh năng lượng trong tương lai gần. Chính sách quốc gia không khuyến khích nhu cầu khí đốt một cách đáng kể do lo ngại về áp lực chuỗi cung ứng và khả năng chi trả”, Huang lưu ý.

Trung Quốc đã và đang chú trọng nhiều hơn đến an ninh năng lượng kể từ mùa thu năm 2021. Đầu năm nay, ngay sau khi Nga xâm lược Ukraine, Trung Quốc cho biết sẽ tiếp tục tối đa hóa việc sử dụng than trong những năm tới vì nó phục vụ cho an ninh năng lượng nước này, bất chấp những cam kết đóng góp vào các nỗ lực giảm khí thải toàn cầu.

Nguồn tin: xangdau.net  

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Dầu Brent tăng lên mức cao mới năm 2017 nhưng sớm có thể phải đối mặt xu hướng giảm dần

Giá dầu thô tăng phiên thứ 3 liên tiếp với Brent chạm mức cao mới trong năm 2017. Ở mức 64,82 USD, hợp đồng dầu tại London hôm qua vượt qua mức cao nhất năm 2017 là 64,62 USD một vài cent trước khi giảm nh..

Bản tin video ngày 25-05-22: Giá ổn định trong bối cảnh lo ngại về nguồn cung, Davos phát tín hiệu thảm họa kinh tế | Hoanghungpetro.com.vn

Giá dầu thô kỳ hạn hôm thứ Ba ổn định trong phiên, sau khi phục hồi sau những tổn thất trước đó xuất hiện trong bối cảnh lo ngại được đưa ra tại diễn đàn kinh tế Davos rằng cuộc chiến ở Ukraine có thể sẽ hạn chế tăng trưởng kinh tế…

Ứng phó với giá xăng dầu tăng “nóng”: Kinh nghiệm thế giới và giải pháp cho Việt Nam

Giá xăng dầu tăng “nóng” đã tạo thêm gánh nặng cho người dân và doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh. Vì vậy, cần có giải pháp linh hoạt, phù hợp để ứng phó và hỗ trợ kinh tế phục hồi phát triển.
Hiện nay, giá dầu trên thế giới đang trong giai đo..

Thị trường dầu có thể đối mặt với viễn cảnh ngày tận thế trong tuần này

Thị trường dầu mỏ toàn cầu sẽ rất biến động trong những tháng tới nếu những tin tức từ các nhà sản xuất chủ lực của OPEC về sự hạn chế năng lực sản xuất trở thành sự thật. OPEC sẽ nhóm họp trong những ngày tới để thảo luận về các thỏa thuận xuất khẩu..