Mất điện trên diện rộng tại châu Á khi giá LNG tăng cao trên thị trường toàn cầu eo hẹp | Hoanghungpetro.com.vn

Các nền kinh tế mới nổi ở châu Á phải đối mặt với cuộc khủng hoảng điện kéo dài và tiếp tục mất điện do giá LNG giao ngay tăng và nhu cầu cao từ châu Âu đang đẩy Đông Nam Á ra khỏi thị trường khí đốt toàn cầu eo hẹp.

Trong hơn sáu tháng nay, châu Âu là động lực chính thúc đẩy nhu cầu LNG toàn cầu khi khu vực này tìm cách thay thế càng nhiều nguồn cung khí đốt theo đường ống của Nga càng sớm càng tốt. Kể từ cuộc khủng hoảng năng lượng vào mùa thu năm ngoái, châu Âu đã thay thế châu Á để trở thành động lực tăng trưởng của nhu cầu LNG và không còn là “thị trường nghĩ tới sau cùng” đối với hàng hóa LNG.

Tại Bangladesh, việc mua LNG giao ngay đã ngừng vào tháng 6 và quốc gia này đang tìm kiếm nguồn cung dài hạn, Bộ trưởng Điện, Năng lượng và Tài nguyên khoáng sản của nước này, Nasrul Hamid, nói với Bloomberg trong một cuộc phỏng vấn được công bố hôm thứ Hai. Tuy nhiên, các nhà cung cấp dài hạn như Qatar đã báo hiệu rằng họ sẽ có sẵn lượng LNG theo các hợp đồng có thời hạn, nhưng chỉ sau năm 2026, Bộ trưởng cho biết thêm.

Cuộc khủng hoảng điện ở Pakistan cũng đang trở nên tồi tệ hơn, trong bối cảnh giá nhập khẩu LNG cao ngất ngưởng và nguồn cung LNG bổ sung không có sẵn. Không thể có được khối lượng LNG giao ngay đắt đỏ, Pakistan đã tăng cường nhập khẩu dầu nhiên liệu để sản xuất điện. Tuy nhiên, khối lượng này sẽ không đủ để bù đắp sự thiếu hụt và Pakistan tiếp tục trải qua thời kỳ mất điện trong các đợt nắng nóng.

Ở những nơi khác ở Đông Nam Á, mất điện và khủng hoảng kinh tế sâu sắc ở Sri Lanka đã dẫn đến các cuộc biểu tình lật đổ Tổng thống sau khi nước này không đủ khả năng nhập khẩu lương thực và nhiên liệu.

Ngay cả một số nước ở châu Âu cũng đang chuẩn bị cho tình trạng mất điện trong mùa đông này. Hôm thứ Hai, Bộ trưởng Môi trường và Năng lượng Hy Lạp Kostas Skrekas cảnh báo các hộ gia đình có thể phải đối mặt với tình trạng mất điện liên tục sau mùa hè nếu Nga cắt nguồn cung khí đốt tới châu Âu trong những tuần hoặc tháng tới và nếu EU muốn đạt mức cắt giảm 15% lượng tiêu thụ khí đốt. Trước khi các hộ gia đình bị ảnh hưởng, Hy Lạp sẽ tắt các đèn chiếu sáng trên các cột mốc và sử dụng ít đèn đường hơn.

“Tất cả chúng ta phải hiểu rằng chúng ta không thể cư xử như thể không có chuyện gì xảy ra xung quanh mình”, Bộ trưởng nói với tờ báo Hy Lạp Kathimerini. “Có một cuộc chiến đang tàn phá một đất nước và cũng đang gây ra một cuộc khủng hoảng năng lượng mà chúng ta chưa từng thấy… tất cả chúng ta phải nhận ra rằng không thể lãng phí năng lượng,” Skrekas bình luận thêm.

Nguồn tin: xangdau.net  

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Iran: Total có 60 ngày để tìm kiếm sự miễn trừ trừng phạt của Mỹ

 
Hãng dầu khí của Pháp Total có 60 ngày để có được sự miễn trừ khỏi các lệnh trừng phạt trở lại của Mỹ đối với Iran để duy trì dự án phát triển khí South Pars trị gi

Saudi Arabia, người tham gia tiếp theo trong cuộc cách mạng đá phiến

Saudi Aramco, nhà xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới, sẽ tham gia cuộc cách mạng đá phiến với kế hoạch bắt đầu sản xuất khí tự nhiên phi truyền thống vào tháng này và khai thác một mỏ ..

Giám đốc điều hành Chevron: Giá xăng kỷ lục có thể hạn chế sự ủng hộ dành cho năng lượng xanh

Theo Mike Wirth, Giám đốc điều hành của Chevron, giá nhiên liệu cao kỷ lục ở nhiều quốc gia có thể làm xói mòn sự ủng hộ của công chúng đối với quá trình chuyển đổi năng lượng vì người tiêu dùng đã bắt đầu nhận ra mức giá cao do sự thúc đẩy năng lượn..

Cắt giảm OPEC, căng thẳng địa chính trị hỗ trợ giá cả

OPEC và các căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông tiếp tục hỗ trợ cho giá dầu với chuẩn toàn cầu trên 65 USD/thùng khi thị trường đóng cửa hôm thứ Sáu. Theo một nhà ph