Hàng hóa TG sáng 28/3: Nỗi lo về chiến tranh thương mại dịu lại hỗ trợ giá

 

Phiên giao dịch 27/3 trên thị trường thế giới (kết thúc vào rạng sáng 28/3 giờ VN), giá hàng hóa duy trì ở mức khá cao.

Trên thị trường năng lượng, giá dầu giảm nhẹ do các nhà đầu tư bán chốt lời sau đợt tăng giá mạnh gần đây.

Kết thúc phiên giao dịch, dầu thô ngọt nhẹ (WTI) giao tháng 5/2018 giảm 30 US cent xuống 65,25 USD/thùng, trong khi dầu Brent biển Bắc giao cùng kỳ hạn giảm 0,01 USD xuống 70,11 USD/thùng sau khi có lúc chạm tới 71 USD/thùng.

Tổ chức các nước xuất khẩu dầu (OPEC) và Nga tuân thủ cam kết cắt giảm nguồn cung đã đẩy giá dầu vượt 70 USD/thùng đợt thứ 2 kể từ cuối năm 2014. Tuần này giá dầu Brent đã tăng hơn 1%. Giá dầu Brent đã tăng hơn 5% trong tháng này, còn WTI tăng hơn 4%. Cả 2 loại đang tiến tới quý tăng giá thứ 3 liên tiếp – dài nhất kể từ cuối 2010.

Tuy nhiên, Viện Dầu mỏ Mỹ (API) vừa cho biết dự trữ dầu thô của nước này đã tăng 5,3 triệu thùng trong tuần tới 23/3, trong khi trước đó dự đoán là 287.000 thùng. Sáng thứ 4 (28/3) Bộ Năng lượng Mỹ sẽ đưa ra con số của mình.

Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và một số nước sản xuất dầu mỏ chủ chốt không thuộc tổ chức này, trong đó có Nga, đã bắt đầu thực hiện thỏa thuận cắt giảm sản lượng từ đầu năm 2017 nhằm thắt chặt nguồn cung trên thị trường và vực dậy giá dầu. Thỏa thuận này đã được gia hạn tới hết năm 2018 và đang được kỳ vọng sẽ kéo dài tới năm 2019. Nỗ lực để giữ những thành quả đang có, OPEC và Nga đang tính chuyện hợp tác lâu dài trong việc hạn chế nguồn cung, có thể trong 10-20 năm tới.

Các yếu tố địa chính trị cũng đang hỗ trợ gía dầu, đáng chú ý là việc Mỹ dọa sẽ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân mà Iran đã ký với Washington và các cường quốc khác năm 2015 (sẽ hết hạn vào tháng 5 tới) đồng thời gia tăng khả năng trừng phạt Tehran.

Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích cho rằng xu hướng tăng hiện nay có thể sẽ không kéo dài.

“Chúng tôi nhận thấy thị trường dầu đã chuyển từ tình trạng thiếu cung trong 2 quý vừa qua lên dư thừa, chủ yếu do Mỹ tăng mạnh sản lượng”, các nhà phân tích của Barclays Research cho biết, và thêm rằng “Những rủi ro về nguồn cung ở Venezuela và Iran có thể làm sụt giảm nguồn cung, song chúng tôi cho rằng sẽ không làm thay đổi đáng kể cán cân cung – cầu dầu mỏ”. Nguồn cung từ các nước ngoài OPEC, nhất là Mỹ, đang không ngừng tăng, khiến thị trường khó có thể chuyển sang tình trạng thiếu hụt. Sản lượng của Mỹ đã tăng gần 25% trong 2 năm vừa qua, đạt trên 10 triệu thùng/ngày.

Trên thị trường kim loại quý, giá vàng cũng giảm khỏi mức cao nhất 6 tuần do căng thẳng liên quan đến rủi ro chiến tranh thương mại dịu lại.

Kết thúc phiên giao dịch, giá vàng giao ngay giảm 0,7% so với phiên trước xuống 1.343,84 USD/ounce, trong phiên có lúc giá chạm 1.356,66 USD, thấp nhất kể từ 16/2; vàng giao tháng 4 giảm 12 USD (1%) xuống 1.342 USD/ounce.

Với những kim loại quý khác, giá bạc phiên này để mất 0,7% xuống 16,54 USD/ounce sau khi đã có lúc chạm mức cao nhất trong ba tuần là 16,8 USD/ounce; giá bạch kim cũng giảm 1,1% xuống 941,99 USD/ounce, sau khi rơi xuống mức thấp nhất kể từ ngày 3/1 là 935 USD/ounce hồi đầu phiên.

Các thị trường chứng khoán tăng mạnh sau thông tin Mỹ và Trung Quốc đang đàm phán – yếu tố có thể đẩy lùi một cuộc chiến tranh thương mại, và điều đó làm giảm sức hấp dẫn của những tài sản “trú ẩn an toàn” như vàng. Đồng USD cũng hồi phục khỏi mức thấp nhất 5 tuần chạm tới lúc đầu phiên. Ngoài ra, số liệu mới nhất cho thấy nhập khẩu ròng mặt hàng vàng của Trung Quốc qua Hongkong đã giảm 35,5% trong tháng 2 so với tháng trước đó.

Tuy nhiên, ngoài vấn đề thuế quan của Mỹ, một yếu tố vẫn hỗ trợ giá vàng trong phiên này là những căng thẳng liên quan đến vụ đầu độc cựu điệp viên hai mang Sergei Skripal. Chính phủ Nga ngày 27/3 tuyên bố sẽ đáp trả thích đáng quyết định của Washington về việc trục xuất 60 nhà ngoại giao của nước này. Tuy nhiên, Moskva vẫn để ngỏ khả năng tiến hành những cuộc đàm phán chiến lược với Washington.

Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng đang theo dõi những số liệu mới nhất về tình hình kinh tế Mỹ. Hồi tuần trước, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell cho biết nền kinh tế lớn nhất thế giới này chưa có dấu hiệu tăng trưởng quá “nóng”.

Ngân hàng Commerzbank nhận định rằng nếu cuộc khủng hoảng chính trị giữa Nga và phương Tây trở nên tồi tệ hơn nữa và nếu xảy ra cuộc chiến tranh thương mại như lo ngại thì nhu cầu vàng sẽ tăng rất mạnh.

Trên thị trường kim loại cơ bản, giá đồng đảo chiều tăng mạnh sau khi có tin Mỹ và Trung Quốc đang thúc đẩy các cuộc đàm phán, làm dấy lên hy vọng sẽ đẩy lùi được một cuộc chiến tranh thương mại. Từ mức thấp nhất ba tháng rưỡi, kim loại đồng giao sau 3 tháng trên sàn London kết thúc phiên tăng 0,7% lên 6.649 USD/tấn. Tuy nhiên, đà tăng của giá đồng bị hạn chế bởi tồn trữ đồng tăng. Tại các kho trên sàn Thượng Hải, tồn trữ lên tới 383,975 tấn tăng 91% từ đầu năm tới nay, mạnh nhất kể từ tháng 12/2013. Điều này khiến các nhà đầu tư phải thận trọng về triển vọng nhu cầu của Trung Quốc trong ngắn hạn. Hải quan Trung Quốc thông báo nước này đã nhập khẩu 1,45 triệu tấn quặng và tinh quặng đồng trong tháng 2, lần lượt giảm 10,5% và tăng 1,24% so với cùng tháng năm ngoái.

Trái với đồng, giá nhôm giảm 0,4% xuống 2.044,50 USD/tấn trong phiên vừa qua, trong bối cảnh tồn trữ tại các kho trên sàn Thượng Hải tiếp tục tăng 6.102 tấn trong tuần kết thúc vào 22/3 – xu hướng tăng không ngừng kể từ tháng 6 năm ngoái, hiện đạt 940.318 tấn. Mức cao kỷ lục trước đây là 504.974 tấn đạt vào tháng 3/2013. Tuy nhiên, thông tin dù tiêu thụ xe hơi ở Trung Quốc tháng 1 vừa qua đã tăng mạnh nhất trong vòng 11 tháng (11,6%) đã ngăn giá nhôm giảm mạnh, mặc dù triển vọng tiêu thụ xe hơi trên thị trường này được đánh giá là thiếu sự chắc chắn.

Mặt hàng thép tăng giá mạnh trong phiên vừa qua khi nỗi lo về cuộc chiến tranh thương mại dịu lại. Trên sàn Thượng Hải, giá thép cây tăng 2,1% lên 3.433 NDT (548,98 USD)/tấn, mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 2, trong khi ở phiên trước đó, giá đã chạm mức thấp nhất 9 tháng. Nhiều người lạc quan rằng thời điểm lo ngại nhất về cuộc chiến tranh thương mại đã qua, và thị trường đang lấy lại niềm tin. Thông tin từ phía Mỹ cho hay, trong các cuộc đàm phán với Trung Quốc, Nhà Trắng đang yêu cầu Bắc Kinh giảm thuế đối với ô tô nhập khẩu, cho phép các công ty nước ngoài được sở hữu phần lớn cổ phần trong các doanh nghiệp tài chính và tăng nhập khẩu các sản phẩm bán dẫn của Mỹ, nhằm tránh một cuộc chiến tranh thương mại giữa hai nước. Bên cạnh đó, dự trữ thép thanh dùng trong xây dựng tuần qua cũng giảm lần đầu tiên kể từ tháng 12, cụ thể giảm 293.500 tấn (trong vòng một tuần) xuống 9,49 triệu tấn vào ngày 23/3, theo số liệu của hãng tư vấn SteelHome.

Trên thị trường nông sản, giá cà phê robusta giao tháng 5 tăng 47 USD tương đương 2,8% lên 1.735 USD/tấn, từ mức thấp nhất kể từ tháng 6/2016 là 1.671 USD/tấn của phiên trước. Arabica cũng tăng 0,8 US cent tương đương 0,7% lên 1,1895 USD/lb.

Đường thô cũng tăng 0,12 US cent tương đương 1% trong phiên vừa qua, lên 12,54 US cent/lb; đường trắng tăng 70 US cents tương đương 0,2% lên 355,90 USD/tấn.

Nguồn cung ngắn hạn bị thắt chặt tiếp tục hỗ trợ giá đường trắng.

Giá cao su tại Tokyo cũng hồi phục từ mức thấp nhất 17 tháng khi căng thẳng Mỹ – Trung dịu lại. Hợp đồng giao tháng 9 tăng 0,3 JPY ;êm 179,1 JPY (1,7 USD)/kg. Giá tại Malayssia hầu hết cũng tăng trở lại từ mức thấp nhất 19 tháng trước đó, với lọi SMR20 tăng 5,5 sen lên 517 sen/kg; tại Thượng Hải cũng thêm 70 NDT (11,19 USD) lên 11.140 NDT/tấn.

Tuy nhiên, yếu tố cung – cầu vẫn tiếp tục gây áp lực lên thị trường này, và triển vọng giá tại Trung Quốc trong nửa đầu năm nay được các chuyên gia đánh giá là tiếp tục yếu.

Giá hàng hóa thế giới

Hàng hóa

ĐVT

Giá

/-

/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

65,25

-0,30

-0,48%

Dầu Brent

USD/thùng

70,11

-0,01

-0,04%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

42.310,00

-420,00

-0,98%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,71

0,00

0,00%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

201,06

-0,29

-0,14%

Dầu đốt

US cent/gallon

201,20

-1,04

-0,51%

Dầu khí

USD/tấn

613,50

-3,75

-0,61%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

58.860,00

-510,00

-0,86%

Vàng New York

USD/ounce

1.350,30

2,40

0,18%

Vàng TOCOM

JPY/g

4.557,00

-30,00

-0,65%

Bạc New York

USD/ounce

16,52

-0,02

-0,10%

Bạc TOCOM

JPY/g

56,10

-0,80

-1,41%

Bạch kim giao ngay

USD/ounce

946,56

2,81

0,30%

Palladium giao ngay

USD/ounce

975,13

1,21

0,12%

Đồng New York

US cent/lb

299,15

-0,90

-0,30%

Đồng LME 3 tháng

USD/tấn

6.649,00

47,00

0,71%

Nhôm LME 3 tháng

USD/tấn

2.045,00

-7,00

-0,34%

Kẽm LME 3 tháng

USD/tấn

3.275,00

14,50

0,44%

Thiếc LME 3 tháng

USD/tấn

20.875,00

15,00

0,07%

Ngô

US cent/bushel

374,50

0,50

0,13%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

450,25

1,25

0,28%

Lúa mạch

US cent/bushel

226,00

0,00

0,00%

Gạo thô

USD/cwt

12,45

-0,01

-0,12%

Đậu tương

US cent/bushel

1.020,50

1,00

0,10%

Khô đậu tương

USD/tấn

372,30

-0,10

-0,03%

Dầu đậu tương

US cent/lb

31,56

-0,02

-0,06%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

522,90

0,20

0,04%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.554,00

-75,00

-2,85%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

118,95

0,80

0,68%

Đường thô

US cent/lb

12,54

0,12

0,97%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

137,70

-0,20

-0,15%

Bông

US cent/lb

82,02

0,24

0,29%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

507,00

9,90

1,99%

Cao su TOCOM

JPY/kg

177,70

-1,70

-0,95%

Ethanol CME

USD/gallon

1,45

0,00

-0,34%

 

Nguồn tin: vinanet.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Nga tuyên bố sản lượng dầu sẽ phục hồi vào tháng 6

Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak phát biểu trên kênh truyền hình nhà nước Rossiya 24 vào hôm thứ Năm rằng Nga tự tin sẽ có thể khôi phục sản lượng dầu bị mất trong tháng 3 và tháng 4, với tháng này được coi là “sự phục hồi tối đa so với mức trước đó..

Nhật Bản gia hạn quyền sử dụng hai giếng dầu tại Abu Dhabi thêm 25 nữa

Bộ Thương mại Nhật Bản thông báo hôm thứ Hai rằng nước này đã đồng ý với UAE để gia hạn quyền đặc nhượng của công ty Nhật với hai giếng dầu ngoài khơi Abu Dhabi thêm 25 năm nữa.
Thỏa thuận c..

Goldman Sachs vẫn lạc quan về giá dầu

Goldman Sachs tiếp tục giữ quan điểm lạc quan đối với dầu mặc dù thị trường đang diễn ra hoạt động bán tháo, nhắc lại trong một lưu ý lập trường của họ rằng “sự nghiêng về giá từ đây hoàn toàn lệch về phía tăng.”
Các chiến lược gia của Goldman Sac..

Giá xăng dầu đồng loạt tăng mạnh

Trước áp lực tăng giá xăng dầu thế giới, giá xăng dầu trong nước ngày 23/5 cũng được điều chỉnh tăng mạnh. 
Kể từ 15 giờ ngày 23/5/2018, xăng E5 RON92 tăng 500 đồng/lít; xăng RON95-III tăng 600 đồng/l