Không thể do quản lý kém lại bắt gánh thêm thuế bảo vệ môi trường với xăng

Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long chia sẻ quan điểm về dự thảo điều chỉnh khung thuế bảo vệ môi trường (BVMT) đối với mặt hàng xăng dầu (từ 1.000- 4.000 đồng/lít lên mức 3.000- 8.000 đồng/lít) đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều trong những ngày qua. 

Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long đặt câu hỏi: “Liệu có thực sự cần điều chỉnh khung thuế BVMT đối với mặt hàng xăng dầu từ 1.000 đến 4.000 đồng/lít lên mức 3.000 đến 8.000 đồng/lít hay chưa?”.

Ảnh minh hoạ (Nguồn: Internet)

Những hệ luỵ vị chuyên gia này đưa ra nếu tăng thuế, đó là vì xăng dầu là yếu tố đầu vào hết sức quan trọng đối với nền kinh tế cũng như đối với sản xuất và tiêu dùng. Nếu điều chỉnh tăng khung thuế sẽ làm tăng chi phí sản xuất, kéo theo việc tăng giá thành sản xuất trong khi năng lực cạnh tranh trong nước còn yếu.

Ngoài ra, so với mức thu nhập trung bình của người dân trong nước, mức thuế BVMT như vậy là quá cao.

“Việt Nam có mức thu nhập trung bình, thậm chí so với thế giới là trung bình yếu. Bà con nông dân thu nhập 2 triệu/tháng, người thành phố thu nhập 6 triệu/tháng thì việc tăng thuế như vậy là không phù hợp. Về quan điểm của một số cá nhân cho rằng, giá xăng dầu hiện nay của Việt Nam còn thấp so với khu vực. Theo tôi đây chỉ là quan điểm một chiều. Tại sao không so sánh giá xăng dầu của Việt Nam với Malaysia, Indonesia, Mỹ, Úc… Thực tế là giá xăng dầu của chúng ta đang cao hơn các quốc gia này. Tôi đồng ý rằng, nghĩa vụ của người dân là phải đóng thuế, nhưng phải căn cứ vào thu nhập”, ông Ngô Trí Long nói.

Làm rõ thêm quan điểm là “chưa nên tăng thuế BVMT đối với xăng dầu vào thời điểm này, ông Ngô Trí Long cho hay, trong biên độ dao động, mức phí BVMT đối với xăng dầu đang ở mức 1.000 đồng – 4.000 đồng, trong khi đang áp dụng mức 3.000 đồng. Ngoài ra, trong năm 2015 -2016 thuế BVMT thu được trên 40.000 tỷ đồng, nhưng mới chi trên 10.000 tỷ đồng. Như vậy vẫn còn khoảng 30.000 tỷ đồng. Vậy tại sao lại điều chỉnh khung thuế này trong thời điểm hiện này?

Vị chuyên gia này giải thích thêm, thuế nhập khẩu xăng dầu thời kỳ cao nhất là 35%, tính theo giá giá CIF. Mà giá CIF hiện đang khoảng từ 9.200 đồng – 9.300 đồng – Nghĩa là thời kỳ cao nhất là 35% thì cũng chỉ là 3.000 đồng. Hơn nữa, người ta cũng ít dùng số tuyệt đối trong đánh thuế, thay vào đó là sử dụng tỷ lệ phần trăm. Vậy nếu như khung thuế môi trường xăng dầu ở đây phải đóng là 8.000 đồng thì gần bằng giá CIF.

“Như vậy là vô lý! Trong khi đó thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập đặc biệt cũng không giảm”, ông Long băn khoăn.

Nhận định về những phát ngôn của ông Phan Thế Ruệ, Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam (trong Hội thảo “Thị trường xăng dầu Việt Nam và vấn đề thể chế” diễn ra ngày 16/5) cho rằng, việc đóng thêm thuế bảo vệ môi trường cũng là trách nhiệm của công dân với đất nước, chuyên gia Ngô Trí Long tiếp tục khẳng định: Đúng là trách nhiệm, nghĩa vụ của người dân là phải đóng thuế, nhưng phải căn cứ vào thu nhập. Trong khi đó, bội chi ngân sách do rất nhiều nguyên nhân như: chi không đúng hiệu quả, tham nhũng lãng phí, bộ máy cồng kềnh…

“Lỗ hổng của ngân sách phải tìm cách khác để bịt. Thuế là một công cụ quan trọng, có tác dụng kiềm chế hoặc kích thích sản xuất. Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa nhậm chức đã giảm thuế… Một khi sản xuất tăng thì thu từ nguồn đó còn lớn hơn tăng thuế. Cho nên, những lý lẽ mà đại diện Hiệp hội Xăng dầu đưa ra là phi tài chính. Cơ chế tài chính là thu vào cái nào thì phải chi từ cái đó. Lỗ hổng đó không phải do người dân gây ra mà là do cơ chế, quản lý yếu kém”, ông Long nhấn mạnh.

Cùng quan điểm này, chia sẻ với báo chí, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng, điều chỉnh khung thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu lên mức 8.000 đồng/lít đồng nghĩa gánh nặng chi phí sẽ đổ lên vai người tiêu dùng và các doanh nghiệp.

“Mức thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu như vậy là quá cao. Tăng thuế lên 8.000 đồng/lít sẽ làm tăng chi phí vận tải, tác động tới giá cả của nhiều mặt hàng, gây bất lợi cho nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. Không nên áp dụng mức thuế như vậy!”

Theo vị chuyên gia này, nếu bắt buộc phải điều chỉnh thì chỉ nên điều chỉnh tăng từ 1.500 tới 2.000 đồng.

Cũng trao đổi về vấn đề này với Báo Điện tử Tổ Quốc, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong nhấn mạnh, điều chỉnh khung thuế BVMT đối với mặt hàng xăng dầu từ 1.000 đến 4.000 đồng/lít lên mức 3.000 đến 8.000 đồng/lít cũng là hợp lý nếu có lộ trình thời gian rõ ràng.

Quan điểm của ông Nguyễn Minh Phong là không nên điều chỉnh tăng ngay trong thời điểm này vì sẽ tác động đến cuộc sống của người dân và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp./.

Nguồn tin: Toquoc.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

TT dầu TG ngày 13/12: Giá phục hồi do tồn kho dầu thô của Mỹ giảm

Giá dầu tăng trong đầu phiên giao dịch châu Á hôm nay 13/12, do số liệu cho thấy tồn kho dầu thô của Mỹ giảm nhiều hơn dự kiến.
Dầu thô Brent tăng 50 cent hay 0,8% lên 63,84 USD/thùng. Chố..

Giáo sư nhận định giá dầu tụt dưới 25 USD/thùng

Khi xe điện thay thế bằng xe chạy xăng, giá dầu sẽ cạnh tranh ở mức dưới 25 USD/thùng. 
Mới đây, CNBC dẫn ý kiến của Giáo sư Đại học Stanford Tony Seba – đồng sáng lập Viện chính sách Rethi..

Mỹ và các đồng minh lo ngại về việc chuyển giao các cơ sở dầu mỏ của Libya

Mỹ, Pháp, Anh và Italy cho biết họ lo ngại sâu sắc về thông báo rằng các mỏ dầu và cảng miền đông của Libya sẽ được chuyển giao cho một Tập đoàn Dầu mỏ Quốc gia (NOC) trụ sở tại miền đ

Lo Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, giá dầu duy trì ở mức cao

Trong phiên giao dịch ngày 4/5, giá “vàng đen” vẫn duy trì mức ổn định sau 2 phiên tăng liên tiếp do nhà đầu tư lo ngại rằng việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran khiến nguồn cung ..