Thuế bảo vệ môi trường: Nguồn động viên hợp lý để giải quyết vấn đề môi trường

Theo Bộ Tài chính, trong giai đoạn 2012 – 2016, chi NSNN cho nhiệm vụ BVMT bình quân là khoảng 26.371 tỷ đồng/năm, cao hơn số thu thuế BVMT bình quân là 21.197 tỷ đồng/năm. 

Giá bán lẻ xăng dầu ở Việt Nam đang thấp hơn các nước có chung đường biên giới và khu vực ASEAN. Ảnh: H.Vân.

Chi nhiều hơn thu

Thống kê mới đây của Bộ Tài chính cho biết, số thu từ thuế Thuế bảo vệ môi trường (BVMT) liên tục tăng ổn định qua các năm từ năm 2012 đến 2016. Tổng thu thuế BVMT giai đoạn 2012-2016 là 105.985 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng khoảng 1,36% – 4,27% tổng thu NSNN và khoảng 0,34% – 0,97% trên GDP hàng năm.
Tổng số chi NSNN cho các nhiệm vụ BVMT giai đoạn 2012 – 2016 là khoảng 131.857 tỷ đồng. Trong đó: Chi thường xuyên cho BVMT 89.131 tỷ đồng, bao gồm chi thường xuyên từ NSNN bố trí trực tiếp cho sự nghiệp BVMT (không quá 1% tổng chi NSNN) là 52.420 tỷ đồng; chi các hoạt động kinh tế của ngân sách Trung ương là 36.711 tỷ đồng. Tổng số chi đầu tư phát triển của ngân sách Trung ương cho các chương trình, dự án của ngành tài nguyên và môi trường; ngành cấp nước và xử lý rác thải, nước thải… là 24.246 tỷ đồng. Tổng số chi từ dự phòng ngân sách Trung ương để phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hỗ trợ các địa phương xử lý các nhiệm vụ đột xuất, cấp bách trong năm như đê kè, hồ chứa,… là khoảng 18.480 tỷ đồng.

Nâng khung các sản phẩm có hại

Tuy mang lại nhiều hiệu quả thiết thực, song, 5 năm đã qua, hệ thống pháp luật, chính sách đã có nhiều thay đổi, cùng với đó, những quy định tại Luật hiện hành đã xuất hiện những tồn tại, vướng mắc khi áp dụng vào thực tiễn. Do đó, Bộ Tài chính đã đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật thuế BVMT. Trong đó, nội dung được quan tâm nhiều nhất chính là việc sửa đổi biểu khung thuế BVMT.

Chia sẻ về nội dung này, ông Phạm Đình Thi – Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế, Bộ Tài chính cho biết: Sửa đổi đầu tiên là đối với xăng, dầu, mỡ nhờn. Khung mức thuế hiện hành đối với xăng là từ 1.000 – 4.000 đồng/lít. Mức thuế BVMT hiện hành đối với đối với xăng 3.000 đồng/lít, gần bằng mức tối đa; đối với nhiên liệu bay là 3.000 đồng/lít, bằng mức tối đa. Như vậy, cần thiết phải điều chỉnh mức thuế BVMT đối với xăng, dầu để kịp thời ứng phó với diễn biến giá dầu trên thị trường thế giới, phù hợp với chính sách phát triển kinh tế- xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ.

Việc điều chỉnh khung mức thuế BVMT được dựa trên 3 yếu tố chính. Thứ nhất, là việc thực hiện cắt giảm dần thuế NK theo cam kết trong 11 hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã tham gia. Thứ hai, hiện nay, giá bán lẻ xăng dầu ở Việt Nam cơ bản đang thấp hơn so với các nước có chung đường biên giới nói riêng và nhiều nước khác trong khu vực ASEAN. Cụ thể, thấp hơn Singapore 17.270 đồng/lít, Hồng Kông là 27.038 đồng/lít. Thứ ba, tỷ lệ thuế (gồm cả thuế NK, thuế TTĐB, thuế BVMT, thuế GTGT) trên giá cơ sở của Việt Nam tính đến ngày 2/5/2017 đang ở mức 11,59% – 37,49%, thấp hơn so với nhiều nước trên thế giới. Trong khi đó, tỷ lệ này ở Hàn Quốc khoảng 70,3%, Thái Lan khoảng 67%.

“Trên cơ sở tính toán tất cả các yếu tố nêu trên, Bộ Tài chính đã đề xuất điều chỉnh nâng khung thuế BVMT từ 1.000-4.000 đồng/lít lên 3.000-8.000 đồng/lít xăng; từ 1.000-3.000 đồng/lít lên 3.000-6.000 đồng/lít nhiên liệu bay; từ 500-2.000 đồng/lít lên 1.500-4.000 đồng/lít dầu diesel. Riêng dầu hỏa được đề nghị giữ khung thuế BVMT như hiện hành vì đây là mặt hàng thiết yếu phục vụ cho đa số người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa. Các loại dầu còn lại tăng từ 300-2.000 đồng/lít,kg lên 900-4.000 đồng/lít,kg” – ông Thi cho biết.

Cùng với xăng, dầu, dung dịch HCFC và túi ni lông thuộc diện chịu thuế cũng là những sản phẩm khi sử dụng gây tác động rất xấu đến môi trường. Do đó, Bộ Tài chính đề nghị điều chỉnh khung thuế BVMT đối với dung dịch HCFC từ 1.000-5.000 đồng/kg lên từ 4.000- 20.000 đồng/kg; đối với túi ni lông từ 30.000-50.000 đồng/kg lên từ 40.000-200.000 đồng/kg. Việc điều chỉnh này nhằm nâng cao hơn nữa trách nhiệm và nhận thức của tổ chức, cá nhân đối với môi trường, góp phần giảm dần sử dụng các sản phẩm này như cam kết của Việt Nam tại Nghị định thư Montreal về hạn chế sử dụng các chất làm suy giảm tầng ozon sẽ phải loại trừ hoàn toàn việc sử dụng dung dịch HCFC vào năm 2030 và phù hợp với thông lệ quốc tế về áp dụng mức thuế BVMT cao hoặc cấm sản xuất, bán, sử dụng túi ni lông.

Dự án Luật sửa đổi, bổ sung Luật thuế BVMT đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội chính thức trình Quốc hội đề nghị đưa vào chương trình kỳ họp thứ 4 để Quốc hội xem xét, cho ý kiến và nếu đáp ứng đủ điều kiện sẽ thông qua tại kỳ họp này.

Nguồn tin: Baohaiquan.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Truy tố đường dây buôn lậu xăng dầu 2.000 tỷ có hải quan tiếp tay

Viện kiểm sát nhân dân Tối cao đã truy tố các bị can trong vụ buôn lậu hơn 135 triệu lít xăng dầu, trị giá hơn 2.000 tỷ đồng được nhập lậu vào Việt Nam có sự tiếp tay của hải quan.
..

Nhật, Hàn tìm cách giảm thiệt hại từ trừng phạt Iran

 
Nhật Bản và Hàn Quốc là hai khách hàng nhập khẩu dầu lớn của Iran – Ảnh: Japan Today
Hai nước nhập khẩu dầu lớn của Iran là Nhật Bản và Hàn Quốc đang tiến hành đàm ph

Giá năng lượng thế giới ngày 30/01/2018

 
Dầu thô (USD/bbl) Mặt hàng Giá Chênh lệch % thay..

Giá xăng dầu hôm nay – 6/6: Tăng mạnh phiên đầu tuần

Sáng nay, giá dầu thô thế giới tiếp tục tăng cao, dầu Brent vượt mức 121 USD/thùng còn dầu WTI tăng lên 120,4 USD/thùng.
Giá xăng dầu thế giới
Dữ liệu từ oilprice cho thấy, lúc 7h30 ngày 6/6 (giờ Việt Nam), giá dầu thô WTI của Mỹ được giao dịch..